Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

THƠ SAU NGUYÊN TIÊU

CHIỀU NGUYÊN TIÊU Ở VĂN MIẾU Hội tàn thơ cũng đi rồi Để ai ngơ ngẩn đứng ngồi không yên Chiều về câu lục rơi nghiêng Để cho câu bát chung chiêng nỗi sầu Trách ai để lỡ nhịp cầu Câu thơ lục bát nát nhàu hồn ta Khuê Văn vời vợi trôi xa Làn Mây Trắng gọi lòng ta...dịu dàng Xuân vui nở lộc mịn màng Một chiều Văn Miếu...chiều vàng hồn ta Tàn chiều - ngơ ngẩn vào ra Còn nghe văng vẳng gần xa...giọng Người. LÁ RƠI GỌI CHIỀU THU THỦY (Đáp lại bài thơ “Chiều Nguyên Tiêu ở Văn Miếu”) Hồ văn níu bước khách thơ Con thuyền lục bát ngẩn ngơ tròng trành Mây trời in đáy nước xanh Câu lục - câu bát không thành một đôi Người ơi, hội đã tan rồi Gác chuông xao xác lá rơi gọi chiều... VẪN NGUYÊN TIÊU Nệ chi cứ phải Nguyên Tiêu Đã thi nhân, cứ mỗi chiều thi nhân Dẫu không có ánh trăng ngân Vẫn dìu em… nhẹ bước chân mỗi chiều. Photo: THƠ SAU NGUYÊN TIÊU CHIỀU NGUYÊN TIÊU Ở VĂN MIẾU Hội tàn thơ cũng đi rồi Để ai ngơ ngẩn đứng ngồi không yên Chiều về câu lục rơi nghiêng Để cho câu bát chung chiêng nỗi sầu Trách ai để lỡ nhịp cầu Câu thơ lục bát nát nhàu hồn ta Khuê Văn vời vợi trôi xa Làn Mây Trắng gọi lòng ta...dịu dàng Xuân vui nở lộc mịn màng Một chiều Văn Miếu...chiều vàng hồn ta Tàn chiều - ngơ ngẩn vào ra Còn nghe văng vẳng gần xa...giọng Người. LÁ RƠI GỌI CHIỀU THU THỦY (Đáp lại bài thơ “Chiều Nguyên Tiêu ở Văn Miếu”) Hồ văn níu bước khách thơ Con thuyền lục bát ngẩn ngơ tròng trành Mây trời in đáy nước xanh Câu lục - câu bát không thành một đôi Người ơi, hội đã tan rồi Gác chuông xao xác lá rơi gọi chiều... VẪN NGUYÊN TIÊU Nệ chi cứ phải Nguyên Tiêu Đã thi nhân, cứ mỗi chiều thi nhân Dẫu không có ánh trăng ngân Vẫn dìu em… nhẹ đôi chân mỗi chiều.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

NHỮNG DÒNG SÔNG TRONG THƠ VÀ NHẠC

(Ngẫu bút về thơ và nhạc với những dòng sông) Những dòng sông trong thơ và nhạc rất nhiều, nhưng tôi chỉ đưa phần nào nội dung sẵn có và ngẫu bút đôi lời, chứ không bình luận nhiều về nội dung ấy! Nhà thơ Hoàng Cầm Trước hết, đó là dòng sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm: Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về bên kia sông Ðuống Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ Sông Ðuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ... (“Bên kia sông Đuống”). Bấy giờ, bên kia sông Đuống là đời sống thường nhật và văn hóa Việt Nam đang bị đe dọa bởi gót sắt của kẻ thù thực dân xâm lược. Và, con người giống như con sông “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”... Sông Đuống là kỷ niệm của nhớ thương, là kỷ niệm của làng quê đi vào chiến trận. Nhà thơ Tế Hanh Khác với “Bên kia sông Đuống, “Nhớ con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh là nhớ về dòng sông trong nỗi đau đất nước cắt chia: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Ơi, con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt mến yêu... “Nhớ con sông quê hương” đã lay động hồn ta từ những năm cắp sách đến trường. Như cùng Tế Hanh, ta nhớ lại thời thơ ấu: “Tôi giơ tay ôm nước vào lòng /Sông mở nước ôm tôi vào dạ” và cùng nhà thơ mang nỗi niềm canh cánh đợi ngày về: Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước/Tôi sẽ về sông nước của quê hương/Tôi sẽ về sông nước của tình thương… Cũng vẫn là kỷ niệm về dòng sông, nhưng nét riêng của “Bên kia sông Đuống” là dòng sông kháng chiến trường kỳ; còn “Nhớ con sông quê hương” là nhớ về Miền Nam yêu dấu... Nhà thơ Lê Huy Mậu Cũng vẫn là dòng sông kỷ niệm – dòng sông của nhà thơ Lê Huy Mậu đón người con xa xứ, nay trở về mà nhớ lại mọi chuyện thời xưa gắn với dòng sông thương nhớ qua những câu thơ mở đầu: Quá nửa đời phiêu dạt Ta lại về úp mặt vào sông quê Như thuở nhỏ Úp mặt vào lòng mẹ... Nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo Bài thơ “Khúc hát sông quê” của Lê Huy Mậu được nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc với ca từ thoát ly hẳn bài thơ, nâng cánh cho bài thơ bay bổng, đến mức người nghe chỉ nhớ ca khúc hơn là nhớ bài thơ cùng tên của Huy Mậu: Quá nửa đời phiêu dạt/ Con lại về úp mặt vào sông quê/ Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ/Chở che con qua chớp bể mưa nguồn/Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy/Từng vị heo may trên má em hồng/Ơi con sông quê, con sông quê/Ơi con sông quê, con sông quê/Sông còn nhớ chăng khi ta ngồi ngóng mẹ/Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng/Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi/Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm/Cùng một bến sông, con trâu đằm sóng dưới/Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn/Một dòng sông xanh chảy mãi đến vô cùng. ... Nhạc sĩ Phó Đức Phương Cùng với thơ và ca khúc phổ nhạc từ thơ, khúc ca “Chảy đi sông ơi!” của nhạc sĩ Phó Đức Phương nghe sao mà day dứt, đến đớn đau-cay đắng, khi nghĩ về con sông chung thủy ngàn đời nơi quê mẹ dạt dào mà thao thiết khôn nguôi: Ơi con sông hiền hoà/Chở đầy nước ngọt phù sa/Ơi con sông thiết tha/Ấp ôm bến bờ xứ sở/Sông mấy ngàn năm tuổi/Mà sao sông trẻ mãi không già/Chảy đi sông ơi/Chảy đi sông ơi/Ơi con sông trôi suốt muôn đời/Hãy cho ta gửi lời thương nhớ/Nhắn giùm ta về nơi góc biển/Rằng phía đầu nguồn ta vẫn ngóng trông/ Chảy đi sông ơi/Chảy đi sông ơi/Ơi con sông tiếng hát muôn đời/Hãy cho ta nói lời cay đắng/Nhắn về ai ở nơi góc biển/Rằng nơi đầu nguồn ta ngày đêm trăn trở/Ơi con sông hiền hòa/Dịu dàng an ủi lòng ta/ Ơi con sông thiết tha/Chứa chan chung tình sâu nặng/ Sông vỗ về đôi bờ/ Thì thầm ngày tháng khôn nguôi/ Sông hiến mình tất cả/Ðời sông không hề tiếc vơi đầy/ Chảy đi sông ơi/ Chảy đi sông ơi/ Ơi con sông trôi suốt muôn đời/Rằng nơi đầu nguồn ta ngày đêm trăn trở/... Chảy đi sông ơi/Chảy đi sông ơi! Chủ nhà blog Mai Thanh cùng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm Cuối cùng, là những dòng sông trong thơ tôi: Tiếng hát đò dọc trên sông Mã Đò ngang ồn ã chuyện đời Đò dọc êm trầm tiếng hát Tiếng hát “thương ai lên ghềnh, xuống thác” Như nước non này chưa một một phút bình yên Như đời chúng mình vất vả, truân chuyên Tiếng hát nghĩa tình gắn mình với sóng Tiếng hát phả vào dòng sông lồng lộng: “Anh ra đứng mũi cho em chịu sào” Trời đầy sao Sông cũng đầy sao Ta đi giữa sông-trời bát ngát Tiếng sóng ấp ôm mạn thuyền ộp oạp Như dòng sông giao kết với dòng đời Ta thương đò mãi mãi, đò ơi! Đò dọc chở người Chở theo tiếng hát Người đi rồi, tiếng hát mãi còn xanh Âm điệu êm trầm muôn thuở Xứ Thanh... (Mai Thanh: “Tiếng chim”- NXB Lao Động-2004) Cũng là dòng sông quê hương, nhưng là dòng sông của truân chuyên, vất vả; dòng sông của chí nghĩa, chí tình. Và, bài thơ mới đây của tôi: Sông Sông từ thuở nào vẫn chảy Khi ồn ã thét gào Khi âm thầm, thủ thỉ Ngày hè oi ả Sông ôm ấp, nô đùa cùng ta Ngày đông nước cạn đáy lòng Đội quần áo lội sông thăm nhà bạn Sông cứ chảy Chảy trong lòng ta, chảy theo đời ta Những tháng ngày đi xa Ta nhớ mãi lời ca thuở ấy: “Ơi, con sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong” Buồn lòng nhớ buổi bên sông: Tiếc thương con sáo sổ lồng bay đi! Nỗi niềm từ thuở si mê Hôm nay người cũ... sơn khê chốn nào? (Mai Thanh: “Trăng rơi”- sắp xuất bản) “Sông” cũng vẫn là kỷ niệm tuổi thơ - kỷ niệm hết mình cùng bạn bè và u hoài với tình yêu đánh mất thuở ban đầu... * * * Bạn đọc thân mến! Hẳn là các bạn cũng có những dòng sông của riêng mình? Xin mời hãy ngâm ngợi và hát ca cùng những dòng sông ấy, về những dòng sông ấy! Mai Thanh
THƠ TÌNH ĐĂNG CANG Nhiều người biết đến Đăng Cang là một nhà thơ Đường luật. Thật ra, anh còn là một nhà thơ trữ tình, nói hẹp lại là một nhà thơ tình. Đăng Cang làm thơ tình từ khi còn rất trẻ - vào những năm 60 của thế kỷ trước. Thơ tình Đăng Cang thường bắt nguồn từ cảm xúc cụ thể nào đó với người tình, chẳng hạn, trong một cuộc tạm biệt, cùng một chuyến du du lịch, dưới cảnh đi dưới mưa, thậm chí trên một sàn khiêu vũ... Đăng Cang bộc lộ trong thơ tình thỏ thẻ mà nồng nàn; tâm tình mà sâu lắng; nao nức thiết thao mà bồi hồi hoài niệm... Thơ Đăng Cang thuộc dạng tự sự tình yêu - bộc lộ cảm xúc trước đối tượng; nhiều trường hợp đồng cảm với “nhân vật” trong thơ như với đôi lứa mới yêu, với cặp vợ chồng mới cưới. Thơ anh trực cảm, chân mộc, dễ tiếp nhận đối với bạn đọc! Có thể nói, nhà thơ Đăng Cang đã bội thu về thơ Đường luật! Với thơ trữ tình, trực tiếp là thơ tình, anh cũng đã có những gặt hái đáng kể. Nếu “mảnh ruộng” thơ trữ tình nói chung - trong đó, thơ tình nói riêng - của Đăng Cang được chăm sóc hơn nữa, thì dạng thơ này cũng hứa hẹn mùa bội thu. Xin chúc mừng và mong đợi! CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ ( Tặng người phương xa) Có một ngày như thế, em ơi! Anh lướt nhanh trên đường Phố Cổ Dựng xe bên đường rồi vào ngõ nhỏ Đứng lặng im ngắm căn gác vắng người Trong lòng anh xao xuyến bồi hồi Chỉ mình hiểu bước chân mình có đích Như kẻ khát đi tìm nguồn nước Nhấp môi khô cho dịu bớt cơn thèm Chẳng dám đứng lâu anh đi tiếp con đường Đã thân thuộc như lòng bàn tay ấy * * * Ồ lạ thế trời tự nhiên đẹp vậy Có ai kia như bóng dáng em qua Không ! Em bây giờ đang ở rất xa... Biết chăng em, có một ngày như thế? GỬI... (Tặng những đôi vợ chồng đã qua tuần trăng mật) Ta gửi vào trong gió Những nụ hôn ngọt ngào Trên chuyến bay chờ đợi Tuần trăng mật ngày nào Ta gửi vào trong mưa Những dấu chân kỷ niệm Trên đường cố đô xưa Bên dòng sông thơ mộng Ta gửi vào trong nắng Bóng hai người bên nhau Phơi trần trên cát trắng Biển trong xanh một mầu Ta gửi vào trong mây Lời thầm thì âu yếm "Anh yêu em nhiều lắm " Ôi cao nguyên mờ sương Xuân 20 CỒN CÀO (Tặng những người đang yêu) Cồn cào trong ruột trong gan Cồn cào như có lửa than đốt lòng cồn cào nhớ ,cồn cào mong Thương ai một bóng ,một phòng cô đơn Trót trao nhau những nụ hôn Trót thề cùng núi cùng sông... hết đời Cồn cào đã mấy ngày rồi Cồn cào làm khổ cả tôi với nàng. Mùa đông 69 NỒNG NÀN (Tặng những người đang yêu) Nồng nàn như thủa mới yêu Nhìn nhau đắm đuối như Kiều gặp Kim (*) Nồng nàn chất chứa trong tim Một ngày không gặp buồn phiền, em ơi! Nồng nàn bao tháng năm rồi Hồn anh lơ lửng cuối trời chân mây Nồng nàn đêm ,nồng nàn ngày Để nhiều kỉ niệm đong đầy nhớ thương Tình cờ buổi ấy trên đường Như trời sắp đặt uyên ương của đời Thế rồi bao phút bồi hồi Bước lên căn gác một thời buồn đau Em ở đâu ?Anh ở đâu ? Tiếng chuông điện thoại gọi nhau nồng nàn Thơ tình anh viết nhiều trang Chỉ mong ta mãi vững vàng tin nhau Nồng nàn -Tri kỉ dài lâu Mảnh trời riêng mãi cho nhau nồng nàn Mùa đông 99 ------------------------------------------- (*) Thuý Kiều và Kim Trọng. ANH MUỐN Tặng L.. Anh muốn làm những tia nắng đầu xuân Sưởi ấm cho em qua mùa đông lạnh giá Để em viết lên những vần thơ lạ Thỏa đam mê và khao khát một thời ... * * Anh muốn làm những đám mây mùa hạ Che phủ bầu trời oi ả nơi em Và kết lại thành nhiều giọt nước Tưới chan hòa cho bõ khát thèm * * Anh muốn làm những cơn gió heo may Gợi nhớ thu về bao nhiêu kỉ niệm Những cảm xúc buồn vui lưu luyến Trên con đường phố cổ thân thương * * Anh muốn làm ấm lại chiều đông Bằng ngọn lửa tình yêu nồng cháy Cho em nở nụ cười thơ dại Xóa bớt đi ngày tháng buồn đau. HÁT MÃI BÊN NHAU Anh còn nhớ lần đầu nghe em hát Giọng trẻ trung thánh thót ngân nga Anh cứ ngỡ cuộc đời em hạnh phúc Đâu có ngờ em bất hạnh xót xa * * Rồi những lần nghe tiếng em ca Trong giai điệu bài "Mùa thu Hà Nội " Anh cảm nhận nỗi buồn em vời vợi Khiến tim anh đau nhói tiếc một thời * * Anh đã lắng nghe bài hát cuộc đời Của chính em qua những lời tâm sự Những khúc hát buồn vui trăn trở Để trải lòng và anh đến với em * * Hát nữa đi em ,hãy hát tiếp đi em Anh chọn cho em bài ca hy vọng Đừng buồn nữa hãy vui lên để sống Và bản tình ca sẽ nâng bước đôi ta. MÙA MƯA Kỉ niệm một thời để nhớ Mùa mưa lại đến rồi đây Bầu trời ,mặt đất tràn đầy nước mưa Hôm qua mưa suốt mấy giờ Hôm nay trời vẫn tối mờ em ơi Cầu trời mưa ở khắp nơi Đừng mưa ở chỗ em tôi đứng chờ Nhớ hôm em đứng bên hồ Tránh cơn mưa lớn cùng chờ chuyến xe Hết mưa anh đón em về Hong khô mái tóc anh kề môi hôn... Mùa mưa năm 2000 TẠI SAO? Tại sao những đêm vắng vẻ Lòng buồn nghe tiếng mưa rơi Những đêm mịt mùng lạnh lẽo Thương ai một bóng cuối trời * * Tại sao đêm khuya phố cổ Ngước nhìn căn gác không đèn Lòng thấy mênh mang trống trải Muốn đi lang thang qua đêm * * Tại sao thấy mình trẻ lại Đường xa bỗng hóa rất gần Văng vẳng bên tai lời nói "Anh đưa em về tuổi xuân ". ĐÀM LINH VÙNG GIÓ MÁT (Tặng khu đô thị kiểu mẫu Bán Đảo Linh Đàm) Chiều qua anh đến thăm em Khu đô thị mới nằm bên cạnh hồ Linh Đàm cảnh đẹp như mơ Trời lồng lộng gió dưới hồ thổi lên Hãy cho anh nắm tay em Đi trong chiều nắng gió vờn tóc mây Dẫn em qua những hàng cây Ngả nghiêng đón gió vui vầy cùng ta Lời gió nói thật đậm đà Rằng đây là một món quà thiên nhiên Gió như lời ru mẹ hiền Cho ta giấc ngủ bình yên trong lành Anh đã di khắp Hà thành Chẳng đâu bằng gió Linh Đàm em ơi ! Bán Đảo Linh Đàm 6/2005 HÔN ( Kỉ niệm một thời đáng nhớ ) Anh hôn lên mái tóc em Bồng bềnh như sóng cát miền biển xa Anh hôn lên cả làn da Đẹp như trứng gà vừa mới bóc xong* Anh hôn lên đôi mắt em Nhớ từ buổi ấy vấn vương ngày nào Anh hôn lên hai má đào Thoảng mùi hương bưởi ngạt ngào mê say Cái hôn nồng cháy là đây Đôi môi xinh đẹp, nụ cười hàm răng Phút giây cao quý thiêng liêng ... Đã trao nhau những cái hôn diệu kỳ Đừng bao giờ nhé chia ly Mỗi khi ta nhớ những gì đã hôn ! NGÀY VỀ Tặng Ng .. Ngày em về đỏ màu hoa phượng Cái sân con dệt những cánh hoa tươi Đàn chim non ríu rít gọi mây trời Che bóng mát chiếc sân: nơi em tập Ngày về ấy sao nhanh như ánh chớp Hé mở ra ngày hạnh phúc lứa đôi Dù mưa dông hay bão tố đêm trời Anh vẫn đợi người bạn đời mơ ước Ta say sưa trong mối tình bất diệt Ta say sưa trong bài hát tình ca Em ví anh đẹp như ánh sao sa Anh thấy em như tiên trong chuyện cổ Ta yêu nhau không suy bì địa vị Ta yêu nhau qua nỗi khổ tâm hồn Và động viên để cuộc sống vươn lên Tình yêu ấy thật vô cùng trong sáng Và cao đẹp như niềm tin lý tưởng Ngày em về hoa ngậm bầu sương sớm ... Biển dạt dào tiễn mỗi bước em đi Nỗi nhớ mong trong những ngày xa cách Là niềm tin để hẹn những NGÀY VỀ ! Hạ Long 20-6-1970 CHIỀU CỬA LÒ Một chiều rực nắng tháng 5 Anh đưa em trở lại thăm Cửa Lò Trời xanh biển biếc bao la Từng con sóng nhỏ vỗ bờ cát êm Hàng dương lộng gió đón em Vi vu âm điệu bổng trầm quanh ta Ngoài kia trong ánh chiều tà Bãi tắm Cửa Lò đẹp quá đi thôi Hàng trăm người đang đùa vui Lặn ngụp thoả thích ,lội bơi vẫy vùng Trẻ già trai gái muôn phương Về đây với biển với lòng khát khao Gió lên tạo sóng bạc đầu Ào ào ,dồn dập mời chào thân thương Nước trong xanh đến tận cùng Mang theo muối mặn tình nồng Đại Dương Anh muốn ôm biển vào lòng Như đôi ta đã thuỷ chung một đời Cửa Lò biển đẹp em ơi Để lòng anh thấy chơi vơi một chiều ... Chiều 26-5-2010 HOA KHIÊU VŨ (Mỗi điệu nhảy trong Khiêu vũ cổ điền như mô tả một loài hoa ) Anh ước mơ sao có mảnh vườn Trồng nhiều hoa đẹp tặng em luôn Mỗi khi tết đến hay ngày hội Cả lúc cùng em đến vũ trường * * * Hoa nào trắng muốtdáng kiêu sa Anh đặt tên là hoa RUM BA* Hoa nào sắc đỏ vươn mạnh mẽ Anh gọi đó là đoá CHA CHA* * * * Đây chùm hoa tím cánh cong cong Hoa chẳng tàn phai mặc giá đông Âu yếm anh gọi loài hoa ấy Tên rất mộng mơ :hoa BÚT TÔNG* * * * Có lần anh vượt Thái Bình Dương Sang Mỹ La Tinh để kiếm tìm Một loài hoa đẹp : hoa BI BỐP* Sinh động vô cùng đẹp nhất vườn * * * Anh dẫn em đi như trong mơ Ngắm thôi em nhé chớ hái mà Vì nhiều gai nhọn và móng sắc Anh gọi đó là hoa TĂNG GÔ* * * * Em đến vườn anh giữa buổi trưa Dù trời rực nắng hay đổ mưa Trên tường hoa vẫn chen nhau nở Quấn quýt chùm dài giống PA SÔ* * * * Anh chẳng quên trồng một gốc hoa Hương thơm ngào ngạt khắp vườn nhà Lăm vông em múa và em hát Ca ngợi mối tình hoa CHĂM PA* * * * Anh treo trước cửa những giò lan Loài hoa quyền quý dáng cao sang Anh mê mẩn ngắm khi hoa nở Ngây ngất thầm kêu hỡi hoa VALS* Xuân 2008 *Tên các điệu nhảy GIẤC MƠ HOA Gửi NLa Anh mơ thấy một bông hoa đẹp Màu trắng hồng và nhuỵ ngát hương Những cánh hoa như những nụ cười duyên Làm xao xuyến cả một vùng lá biếc Ôi đài hoa : Những đường cong đẹp tuyệt Mang bao nhiêu hy vọng quả mai sau... Trong giấc mơ anh thấy bóng hoa yêu Đang nở rộ bên anh chan chứa Khi tỉnh dậy thấy lòng mình khó tả Bởi nhớ hoa ,ôi hoa đẹp hoa yêu! DU LỊCH TRONG MƯA (Nhật ký một chuyến đi) Anh đưa em đến Nội Bài Chín giờ máy bay cất cánh Buổi sáng cuối xuân mát lạnh Phi trường lác đác mưa rơi Hai giờ ngồi trên máy bay Em thấy nôn nao khó tả Bầu trời trên cao rất lạ Thoắt nắng rồi lại mưa ngay Đến Tân Sơn Nhất rồi đây Máy bay đang dần tiếp đất Một cơn mưa kèm sấm sét Anh thấy mắt em xanh xao (Em đi máy bay lần đầu Nên lo lắng nhiều cũng phải) Sài Gòn chiều nào cũng vậy Đổ một trận mưa rất to Em thích chơi phố trong mưa Vì trời trong này nóng quá Lượt về đưa em đường bộ Sài Gòn -Nha Trang -Hội An Em thích ngắm cảnh thiên nhiên Nhưng trời mưa nhiều hơn nắng Mấy ngày ở Huế thơ mộng Đi thăm lăng tẩm trong mưa Ôi nhớ mãi một chuyến đi DU LỊCH TRONG MƯA em nhỉ ! Dòng sông Anh -Dòng sông em (Tặng TK ,người bạn gái trẻ) Cuộc đời như nước dòng sông Trôi theo năm tháng mà không trở về Dòng sông có khúc hiền từ Có khúc gịân dữ bến bờ tan hoang Dòng sông anh ,Dòng sông em Chảy theo năm tháng mênh mang bốn mùa Sông anh có tuổi đã già Dòng sông em vẫn đang đà thanh xuân Thế mà trời đất xoay vần Cho hai dòng gặp muôn phần reo vui Như đã hiểu nhau lâu rồi Đưa nhau đến tận chân trời Đại Dương Xuân 2005 • ĐẾN VŨ TRƯỜNG (Tặng CLB khiêu vũ cổ điển Bán Đảo Linh Đàm Hoàng Mai Hà Nội) Anh nắm tay em đến vũ trường Đèn màu muôn sắc nhạc du dương Đôi ta sát cánh bên đôi bạn Êm ái ,nhẹ nhàng toả ngát hương * * Nhạc nổi lên rồi điệu Cha Cha* Vũ trường sôi động cuốn đôi ta Anh dắt tay em ra sàn nhẩy Tiến ,lùi ,đóng ,mở ngại chi mà * * Anh biết em yêu điệu Rum ba* Dịu dàng ,uyển chuyển vẻ thướt tha Nhịp nhàng ba bước dừng một bước Như tối tiễn em đến tận nhà * * Hãy khoẻ lên em điệu Pa sô* Dũng mãnh như hiệp sỹ đấu bò Nhịp bước đồng hành kèn chiến thắng Hiên ngang trong muôn tiếng reo hò Đôi chân em bước nhẹ lông hồng Ngả nghiêng sau trước mơ mộng thế Người ngắm chân em phải nao lòng * * Bước tiếp cùng em điệu Măm bô* Nhún nhảy đôi chân nhịp sóng sô Như thuyền chao đảo khi biển gió Ta vẫn dìu nhau tới bến bờ * * Thư giãn cùng em điệu Sì lô* Đu đưa trong ánh sáng đèn mờ Thả hồn theo nhạc êm đềm quá Như sống trong ta một giấc mơ * * Ta hát cùng nhau một khúc ca Về loài hoa đẹp xứ Chăm pa Lăm vông * em múa bên bếp lửa Trong tiếng cồng chiêng rất hài hoà * * Đèn đã bừng lên rõ mặt sàn Ta cuốn theo bài Đa nuýp xanh Điệu Van *kết thúc giờ khiêu vũ Anh vẫn muốn em mãi bên mình Xuân 2010 ---------------------------------------------------------------------- * Tên gọi các vũ điệu trong môn Khiêu vũ cổ điển

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

QUÀ TẶNG VỢ NHÂN NGÀY 8-3

Trăm hoa khoe sắc mùa xuân Tặng Em , Anh chọn . . . Phân vân hoa nào ? Hồng Nhung hương sắc ngạt ngào Thủy chung Cúc Tím Hồng Đào đáng yêu Chợt Anh nhận thấy một điều Muôn hoa đều kém tình yêu chúng mình Vì hoa đẹp nhất là Anh Sinh ra Trời đã để dành tặng Em VŨ VĂN DŨNG Thơ tặng vợ nhân ngày 8-3 cũng đã nhiều, thường là bộc lộ cảm xúc của người chồng về nỗi vất vả của người vợ; đồng thời, tỏ lòng biết ơn người vợ yêu quý của mình. Rồi đúng ngày lễ của chị em, các ông chồng mua hoa tặng vợ. Không giống như các ông chồng khác, Vũ Văn Dũng (Tăng Hoành Lão) không làm thơ kể về công lao của vợ, nên cũng không cần thiết nói lời cảm ơn trong thơ. Song, tặng hoa cho vợ là cách độc đáo trong tặng quà vợ và cũng chính là tính độc đáo của bài thơ. Người chồng kể ra nhiều thứ hoa đẹp cả về màu sắc và về tính chất, nhưng không hoa nào đẹp bằng chính người chồng. Hoa rồi sẽ tàn phai, nhưng anh thì mãi mãi tươi đẹp cho em, cho tình yêu của chúng ta! Người chồng có dáng vẻ kiêu hãnh, nhưng tràn đầy yêu thương; có chút hài hước, nhưng thật sự chân thành đối với người vợ của mình! Tình yêu mà nhà thơ nói ở đây là tình yêu như đã định trước: “Vì hoa đẹp nhất là Anh/Sinh ra Trời đã để dành tặng Em”. Vũ Văn Dũng với nickname Tăng Hoành Lão là một cây bút phê phán-phản biện xã hội đặc sắc, nhưng cũng là một nhà thơ trữ tình.“Quà tặng vợ ngày 8-3” là một bài thơ trữ tình độc đáo về tứ và chân phác về hình thức thể hiện. Mai Thanh giới thiệu

VỀ THƠ ĐẶNG HÀ MY

1. Về bài thơ "Hà Nội ơi!": HÀ NỘI ƠI! Hà Nội ơi Những lần lại đi xa Bỏ ký ức lặng thầm bên kè đá Gốc liễu già Trăng thường hay về đỗ Đêm Tây Hồ êm ả Sóng mênh mông Chợt xa thế Mùa cốm Vòng xanh biếc Mải miết vê Nẩy hạt ngọc dậy thì Chiều Quảng An Ướp đài hương thành thị Nhúm trà vua Lựng ngát một viền sen Khâm Thiên vơi đầy Tiếng sách mõ xa xăm Mùa hoàng lan nhớ ngọt ngào cuống lá Ghi ta đêm Thổi hồn bừng ngọn lửa Gió kinh thành Lao xao chạm cửa ô Lời tỏ tình vấn vương rơi trên gỗ Mái chùa nâu lơ lửng mấy đọt chuông Vườn tao ngộ say nét hào hoa gió Đắm lòng hồ Réo rắt một âm ba Tây Hồ ơi, mai em lại chia xa Mùa lông vũ bay trong chiều bỏ phố Tà áo mẹ níu một ngày phai tóc Vạt sóng nhòa bóng mắt lệ con xanh Hà Nội ơi Cổng nhà chưa buồn đóng Tiễn bước chân thấp thoáng cánh lộc vừng Quên túi sấu mẹ mua, con đi vội Tuổi nào về, chua chua mãi ngày xưa Đã không dưới một lần, tôi nhận xét thơ Hà My phong phú, đa dạng. Thật sự, nhận xét ấy ngầm ý nói rằng, thơ Hà My không chỉ là thơ “táo bạo” về ý tưởng, “sáng tạo” về ngôn từ, mà còn dung dị, nhuần nhị về nội dung như tôi đã vài lần giới thiệu những bài thơ lục bát của Hà My, coi đó là chuẩn mực của mạch thơ này mà Hà My sở hữu. Xem ra, những bài thơ như vậy được nhiều người, kể cả những người sành thơ, dễ chấp nhận hơn! Nói như vậy, mạch thơ kia không phải là ít ý nghĩa trong thơ Đặng Hà My! Đến lượt nó, mạch thơ ấy cũng phải được xem xét một cách cụ thể và chi tiết: Những bài thơ nào mà nhà thơ neo cảm xúc của mình vào một cái trục nhất định, thì thành công hơn là để cho cảm xúc “tùy nghi” - như có lần tôi nói, đó là lối cảm xúc được nắm giữ thể hiện ở điệp tứ qua các hình thức điệp từ-điệp ngữ ở các cấp độ khác nhau. Nói một cách thông dụng, đó là cảm xúc tập trung, chứ không phân tán! Với cách ấy, bài thơ thu hút mạnh mẽ và đông đảo người đọc hơn và đương nhiên bài thơ có hồn! Như vậy, vấn đề không phải là mạch thơ nào, mà là ở riêng mỗi mạch ấy tự tạo cho mình có hồn, hay không! “Hà Nội ơi” là bài thơ có hồn, bởi nó thuộc mạch thơ thứ hai của Đặng Hà My, và nhất là, nó thuộc dòng cảm xúc hoài niệm mà với My là thế mạnh. Ở “Hà Nội ơi”, Hà My cảm xúc về những đối tượng đầy hoài niệm từ Hà Nội gắn liền với nhà thơ từ thuở ấu thơ. Đó là: Đêm Tây Hồ với kè đá, gốc liễu già, trăng thường về đỗ sóng; mùa cốm Vòng xanh biếc nẩy hạt ngọc dậy thì; chiều Quảng An lựng ngát một viền sen; Khâm Thiên vơi đầy tiếng sách mõ xa xăm; đặc biệt là hình ảnh Mẹ với tà áo níu một ngày phai tóc và túi sấu Mẹ mua vẫn còn chua chua mãi ngày xưa... Tứ thơ là vậy, thật là gần gũi dễ cảm nhận về hoài niệm quê hương và về Mẹ. Mặt khác, về ngôn ngữ thơ cũng rất đặc trưng Hà My: Thay vì nói hạt cốm non, lại nói là hạt ngọc dậy thì; không nói trà ướp sen, mà nói trà lựng ngát một viền sen; nói Khâm Thiên đầy vơi với tiếng sách mõ năm xưa thay cho nói điệu hát ca trù của các cô đầu ở phố Khâm Thiên (hay là nói về tiếng tụng niệm ở ngôi đền thờ Thổ Quan tọa lạc trong một ngõ cùng tên của con phố ấy?); không nói mùa sâm cầm bay mà nói mùa lông vũ bay... “Hà Nội ơi” thuộc thể thơ tự do, tức là thơ không có vần nhưng có điệu. Ở nhiều khổ trong bài thơ, Hà My thể hiện được yêu cầu về điệu của bài thơ ấy theo cách sử dụng hiệu quả âm thanh, tiết tấu, thậm chí có vần hạn chế. Do vậy, khiến lời thơ nhịp nhàng, êm ả, quyến rũ người đọc nhiều hơn. Bài thơ “Hà Nội ơi” thuộc mạch thơ “có hồn” như những bài thơ về Mẹ, về màu thu Sài-gòn, về tạm biệt Dortmund, về tạ từ, về những bài thơ tâm sự giàu giai điệu như “Lời cho dế”..., mà tôi đã có lần giới thiệu cùng bạn đọc. Độc giả rất mong được đọc nhiều hơn nữa những bài thơ như trên của nhà thơ nữ Đặng Hà My 2.Những bài thơ có hồn: MẸ ƠI! Mẹ ơi, Hình như đêm qua mẹ khóc Con nghe mưa đổ bên thềm Mẹ à, Có phải đêm qua Mẹ thở dài Ngoài kia lá tuôn xào xạc Mẹ đừng lo! Con chẳng bao giờ buồn Dẫu cho dòng đời trong, đục Con chẳng bao giờ gục ngã Dẫu cho đá nhọn đâm chân Giấc mơ loài người chỉ tầm thường như vậy Bé cỏn con Mẹ Sinh con ra trong mùa trăng khuyết Nữ Thần Băng Giá Artemis cắt rốn cho con Nàng chưa bao giờ biết yêu Và họa sĩ cuộc đời vẽ lên khuôn mặt Gam mầu đối chọi cõi tâm linh Lục, vàng, đỏ nóng cùng sáng trắng Những thị lực ngoại vi Những nét chấm ngoại biên mang tần số thấp Nét bút không khoan nhượng Cung bậc mầu không khoan nhượng Kệ cho đa đoan xé nát cuộc tình Truân chuyên hóa thành câu giao ước Hồng nhan như lời nguyền muôn thuở Con vẫn mỉm cười, Mẹ ạ Mẹ, Con hứng bú ân tình của mẹ Dòng sữa cõi nhân sinh chảy khắp thiên hà Mọi ánh sáng cội nguồn Soi tỏ vào giấc thật đêm Dù tất cả không tuân theo lòng muốn Dù mưa sai gió lạc Dù con bướng bỉnh Sang bên kia quả địa cầu Hoài bão những nấc thang… Thì mẹ ơi Con vẫn sẽ về bên Mẹ Sẽ gục đầu bên Mẹ Ở thang nấc cuối cùng Bậc đầu tiên: Mẹ! TÂY HỒ 2 (NGHIÊNG XUỐNG TÂY HỒ) Không có biển để tung trào như bão tố Nhặt lại thuở miên man Em về... Vỗ cùng sóng với Tây Hồ Búp chiều nở Hé mầm hương hoang dại Cho em gội mùa sương khói Chải lại mái buồn thiếu phụ Tóc xõa nghiêng lên vóc Tràng An Ngón sen ló Hái sao trời vừa mới mọc Tô son đêm Cho nhấp nháy khóe môi cười Nắm bàn tay Giàn ti-gôn ửng đỏ Vuột cánh sâm cầm Tim tím Sóng mắt trôi Em chưa thể cùng anh về với biển Bởi nơi em Chưa dịu sóng Tây Hồ Cát nơi ấy Trùng khơi nơi ấy Em mang về Vời vợi chiết vào thơ Chẳng có ngôi sao nào dấu được vào tay áo Cho thiên đường Thơm thảo giấc yêu Em vẫn thế Nghiêng mây đường Yên Phụ Ươm vu vơ Tóc xõa ngát mây chiều Không có biển Để ngậm ngùi muối mặn Và ngắm những ngôi sao chẳng hái được bao giờ Em lắng đọng một mặt hồ quá khứ Một Tràng An Thăm thẳm giấc cố đô Một Tràng An Cay xé năm cửa ô... MÀU THU SÀI GÒN Trên cành lá cũng môi son chờ mưa em hỏi Sài Gòn thu đâu? Bỗng nhiên mưa tạnh. Qua cầu em, mây đẫm xuống chín màu dòng thu. VẮNG Tạm biệt! Mùa dâng trăng đợi chân về Bến xưa bóng ngả chớm lề nhân gian Trời còn hửng sợi gió vàng Vai nghiêng xõa mái hương nhàn nhạt bay Phố này mây nhuộm nắng này Ngày mai vẫy nhẹ bàn tay giã từ Chao cành táo trĩu riêng tư Mận sâm sẫm tím chín vừa mắt môi Dortmund ơi, Dortmund ơi! Mai em đi nhé gửi lời trả vay Bữa nào trở lại nơi đây Chắc thu đã chín đong đầy mắt ai! TẠ TỪ 2 Hương nhài lỡ kiếp trời đày Vương chiều Yên Phụ dứt day sâm cầm Tràng An rũ mảnh trăng câm Rơi tàn phố cổ màu bầm rằm xưa Lộc vừng thõng độ giao mùa Ứa mắt lá đỏ lạnh lùa heo may Tiếng chuông Trấn Thủ đã gầy Canh gà mẻ giấc trúc lay gió hời Tây Hồ sen vẫn mồ côi Ngón son ngày cũ giờ thôi hái chiều Phủ Ngài nương chút phiêu diêu Mượn nhang khói mỏng chỉ thêu cẩm hằng Ước rồi có một mùa sang Nhả tơ dệt tấm lụa hàng Hà Đông Giá gương soi cuộc lên đồng Gọi ngàn năm trước về tòng phu sau... KHUYẾT ĐẦY Đất anh thiếu nửa vòng quay Nên lăn mải miết giữa ngày và đêm Trăng em như một lời nguyền Ghép từ vô tận vẫn nguyên khuyết đầy Tròn ta từ độ cầm tay Mà sao méo mãi đến ngày tận chung Đất anh thiếu nửa trùng phùng Trăng em thiếu nửa vô cùng vì nhau Ngày đêm sáng tối qua mau Khuyết đầy mấy bận cho đau trọn mùa Ngọ buồn rớt chát cơn mưa Nửa đêm soi lạnh gió lùa à uôm Hạ tàn dầm tiếng cu cườm Ra ta lời lụa cách chuồn chuồn xưa Quay bao lâu nữa mới vừa Ghép bao nhiêu nữa đố vừa vặn em? LỜI CHO DẾ (tặng một người) Con dế hát dưới bụi tầm gai Có một màu trời như khúc du ca của lá Con dế hát dưới giàn thiên lý Có một làn hương như khúc du ca của núi đồi Con dế hát dưới khóm hoa nhài Có vũ hội trắng và khúc du ca của trăng Ngày mai nắng Ngày mai lắng Ngày mai vắng Lời dế rêu phong trên ghế đá buồn Lời long đong trên ngọn cỏ buồn Lời lêu bêu trên “cõi tình” buồn Em như chiếc lá tầm gai như nụ hoa nhài như nhành thiên lý Có khúc du ca của lá Có khúc du ca của núi đồi và khúc du ca của những hạt trăng rơi Dế còn hát nữa không ngân bản tấu nào? Khi có một mùa em về như chiếc lá diêu bông... Mai Thanh sưu tầm-giới thiệu

Về tập thơ “QUAN HỌ ƠI...ĐỪNG” của nhà thơ quân đội Vũ Tuấn Anh (Nhà xuất bản Văn học - 2012)

Nối tiếp các mạch cảm xúc từ tập “Thì thầm đường quê”, tập thơ “Quan họ ơi... đừng” - tập thơ thứ hai - của Vũ Tuấn Anh bộc lộ rõ nét sự rung động của nhà thơ cũng rất phong phú và đa dạng. Trước hết, đó là con người và lời ca quan họ. Quả như nhà thơ nữ Nhã Cầm nhận xét: “Thơ Vũ Tuấn Anh – chén rượu ủ hương bằng men say quan họ” (“Thì thầm đường quê” – tr.112). Là người lính ra đi từ đất quan họ, Vũ Tuấn Anh không mang “Hương thầm” của hoa bưởi (Phan Thị Thanh Nhàn) mà anh “gói câu quan họ hành trang dặm dài” (“Mong”, tr.7), bởi lời ca quan họ như giá trị tinh thần đậm đà ý nghĩa quê hương. “Quan họ ơi...đừng” (tr.16) là bài thơ được lấy tên đặt cho cả tập có cách cảm xúc và cách thể hiện khá lạ. Tạm gọi là cách “nói thế, nhưng không phải thế”, có nghĩa, nhà thơ mê áo tứ thân và khăn mỏ quạ, say lời ca quan họ, nhưng lại nói thác đi là “em đừng...”, để anh “chẳng bị đắm say”- thế thì rõ là anh mê những gì em có, mà sao còn bảo “em đừng”, âu đó cũng là cách nói “đung đưa” của người quan họ đó thôi! Giống như vậy, bài thơ “Phải chi!” (tr.14) cũng với cách “đung đưa” chơi chữ đặc trưng cho cách thể hiện này: "Biết là trầu ấy – “trầu không” Phải chi “trầu có” để lòng bớt say" “Gặp lại liền chị” (tr.18) với vài nét chấm phá, lời ca quan họ điển hình trong “Mời trầu”, “Giao duyên” bộc lộ hoài niệm của những ai đã một thời xuân sắc hát quan họ “Phận không...sao vẫn một đời vấn vương”. Vươn xa hơn tình yêu quan họ là tình yêu ở mọi dạng vẻ, đó là lời mạnh dạn rủ em: “Ở đây chỉ có một mình anh thôi/Đến chơi hãy ở lại chơi” (“Hãy ở lại”, tr.20); học cách nói của ca dao để tỏ tình như “Ướm hỏi” (tr.57): “Nhưng tiền... biết trả thế nào/Hay... cho anh nợ trừ vào chồng em”; hoặc “Nghe tin em đi tu” (tr.70): “Trời còn có gió heo may/Trụ trì ở chốn am này là anh”. Với tình yêu, khi thì ý nhị, kín đáo: “Tại trà” (tr.84), khi thì mạnh bạo nồng nhiệt “Xuống đây, hãy tắm thật lâu!/Anh xin hóa sóng bạc đầu chở che...” (Anh xin thành con sóng, tr.88). Tình yêu học trò là một góc hoài niệm phổ biến được bộc lộ trong bài thơ “Nhớ mùa phượng vĩ” (tr.86): “Điều ước cuối cùng xin gửi theo cánh nhạn Mỗi hạ về lại được chạm miền xưa” Miền xưa, đó là miền thuở học trò – thuở những cánh phượng hồng trên giỏ xe mang theo nỗi nhớ như trong ca từ của bài “Phượng hồng” mà học trò cuối cấp phổ thông đều ưa thích. Một dạng tình yêu đặc biệt, đó là tình yêu vợ chồng bộc lộ qua thơ Vũ Tuấn Anh thật là nồng thắm, chân thành và ân nghĩa. “Hương quyến rũ” (tr.22) cảm xúc về người vợ chuyển lên phố thị ở cùng chồng, nhưng vẫn giữ những nét đẹp thuần khiết của đồng quê – “Hình như em hiểu lòng chồng/Nên mang luôn cả hương đồng đi theo”. Đi cùng vợ bên Hồ Gươm, nhà thơ nhớ lại nụ hôn ngày ấy và “diễn” lại nụ hôn hôm nay: “Lại muốn em thổn thức/Khép mi để anh hôn” (“Kỷ niệm đầu thu”, tr.38). Với “Giãi bầy” (tr.42), nhà thơ giải tỏa băn khoăn của vợ về chuyện mình làm thơ nghe ra thật là “khéo mồm”: “Thế nào... nên mới làm thơ/Mình ơi xin chớ nghi ngờ khổ nhau!”. Chẳng qua, đó chỉ là “Cái đẹp gặp phải hồn thơ/Lẽ nào có thể làm ngơ, vô tình”. Cảm động nhất là bài thơ “Trước đồng lúa chín” (tr.104) bộc lộ tấm lòng của nhà thơ trước nỗi vất vả đồng áng của vợ: “Nắng ơi để một tôi đen Chứ đừng làm má của em bớt hồng Ước chi hóa trận gió đông Quạt cho mát cả cánh đồng chiều nay” Là người lính, Vũ Tuấn Anh hiển thị đời lính trong thơ mình. “Chuyện tình một người lính” (tr.26) kể về người lính lấy vợ thật đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng cũng vô cùng đắm say, nồng thắm: “Cứ như trời sắp đặt cho/Bao năm vẫn thấy chẳng no mắt nhìn”. Qua ba mươi năm làm người lính, nhà thơ đã trưởng thành về tinh thần vì cộng đồng và về sự nhìn nhận, đánh giá cuộc đời: Ba mươi năm nhận thấy gì/Vẹn nguyên, chỉ khác binh nhì chút thôi/Giảm đi kiêu hãnh “cái tôi”/Nhưng tăng suy ngẫm đầy vơi thế thời...” (“Ký ức binh nhì”, tr.28). “Tâm sự người lính” (tr.32) trình bày rõ ràng về nỗi vất vả của người lính trong thời bình, trong đó “sẵn sàng ở nơi chiến tuyến”..., cho “Tổ quốc ngàn năm vững chãi yên bình”. Và, người lính cũng có những nỗi niềm đầy vơi: “Thương vợ hiền vắng cánh tay vồng ngực/Lời thì thầm mỗi tối ấm bờ môi”. Là một người làm thơ coi trọng cảm xúc triết luận xã hội, tôi đặc biệt quan tâm đến mạch thơ thuộc dạng này của Vũ Tuấn Anh. Số bài triết luận xã hội trong tập thơ không nhiều, nhưng đủ để tạo nên cơ cấu cho tập thơ không thuần túy chỉ là thơ trữ tình. Bài thơ “Say mình” (tr.101) nêu một thói tật phổ biến của con người là “thích khen, chứ không ưa chê”; không trực tiếp nói ra, nhưng gián tiếp cảnh báo một hậu quả có hại của thói tật ấy. “Rau và cỏ” (tr.102) bày tỏ thái độ xem xét giá trị cuộc sống, như là thông điệp với đời đừng bao giờ nhầm lẫn các giá trị: “Rau thường chậm lớn cỏ thường mau Thổ nhưỡng tuy rằng chẳng khác nhau Danh phận tạo nên? Sao lại thế! Đáng khen là cỏ hay là rau...” “Lời người dưới mộ” (tr.106) được hiểu đây là lời của các liệt sĩ nói với những người còn sống. Các liệt sĩ “chẳng mong gì nữa, chẳng cần chi đâu” cho riêng họ và lời mong muốn tha thiết nhất đối với người sống là: "Xin đừng chỉ có ngợi ca Hãy làm những việc lẽ ra phải làm" Bỗng nhiên, tôi liên hệ tới một chi tiết trong truyện ngắn “Mộng tình” của tôi – hồn ma liệt sĩ nói với người yêu: “Anh đã làm xong nhiệm vụ của mình và không có gì phải ân hận cả! Điều anh mong muốn là những người còn sống hãy làm những gì có ích cho làng quê và cho đất nước”. Thật đáng quý những bài thơ triết luận hiếm hoi trong tập “Quan họ ơi...đừng”của Vũ Tuấn Anh. Về cách thể hiện của tập thơ, trước hết, gồm nhiều thể loại - thơ lục bát, thơ khổ năm, sáu, bảy chữ, thơ tự do... có vần, có điệu. Về ngôn ngữ thơ, bên cạnh hệ thống từ ngữ chân mộc dễ cảm nhận là tập hợp các thi từ-thi ngữ có tính tu từ cao, giàu hình thức thi ca, giàu tính thẩm mỹ... Chúc mừng nhà thơ Vũ Tuấn Anh về hai tập thơ - “Thì thầm đường quê” trước kia và “Quan họ ơi...đừng” mới đây – ra mắt bạn đọc. Độc giả mong sớm được tiếp nhận những tập thơ với chất lượng nghệ thuật cao hơn nữa của nhà thơ Vũ Tuấn Anh. Hà Nội, tháng 8-2012 M.T

ĐÔI ĐIỀU VỀ THƠ THANG NGỌC PHO

ĐÔI ĐIỀU VỀ THƠ THANG NGỌC PHO Tôi chưa có ý định viết một bài đầy đủ và hệ thống, với tư cách là giới thiệu một tác giả, về thơ Thang ngọc Pho, mà chỉ gợi mở đôi nét về thơ anh, sau khi đọc lại những tập thơ anh đã xuất bản. Trên tay tôi hiện có ba tập thơ in riêng của Thang Ngọc Pho: -“Sao Hôm sao Mai”, Nxb Hội Nhà văn, 2007 -“Sắc màu tình yêu”, Nxb Hội Nhà văn, 2008 -“Sao ái tình”, Nxb Hội Nhà văn, 2011 Với gần 300 bài thơ trong ba tập, nhà thơ Thang Ngọc Pho cống hiến cho bạn đọc yêu thơ một món quà văn hóa-tinh thần thật sự đáng quý. Biết bao điều đáng nói về món quà văn hóa-tinh thần đáng quý ấy, song, có thể tạm nêu đôi điều sau đây: Đó là tiếng nói của con tim yêu nồng nàn, mãnh liệt; đặc biệt, với mạch cảm xúc thi ca vượt khỏi đời sống tình yêu bình thường của con người để vươn tới tầm thiên nhiên bao la, ngút ngàn vũ trụ. Đó là tiếng nói triết lý về vũ trụ quan, về nhân sinh quan mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó là tiếng hát yêu thương người thân, bạn bè, cộng đồng, nói chung - là nhân loại. Đó là lời yêu tha thiết cây cỏ, muông thú, cùng sự hòa quyện với chúng trong quần thể giữa con người cùng sinh linh vạn vật ... Dưới đây là vài đoạn trích bài bình của tôi về các tập thơ của nhà thơ Thang Ngọc Pho mà tôi đã từng công bố trên các diễn đàn giới thiệu-phê bình văn học. * * * MỘT TÂM HỒN THƠ PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG (Đọc “Sao Hôm sao Mai”, Nxb Hội Nhà văn, 2007) Nhà thơ Thang Ngọc Pho vốn là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu-phê bình văn học, đồng thời là người hoạt động văn hóa trên nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau với độ già dặn và đạt hiệu quả đáng kể. Anh đã có nhiều bài thơ, bài nghiên cứu-phê bình văn học đăng tải trên báo chí, có nhiều tập thơ in chung được nhiều bạn đọc mến mộ. Lần này, anh cho ra mắt bạn đọc tập thơ “Sao Hôm sao Mai” mà theo tôi, đó là lời bộc bạch của một tâm hồn phong phú với bút pháp đa dạng. Đọc “Sao Hôm sao Mai”, chúng ta bắt gặp cảnh quan-cây cỏ; tình yêu đa diện; triết lý về con người-thế sự; chân dung thần tượng; và cả quan niệm về thi ca. Thật ra, những chủ đề ấy không phải chỉ Thang Ngọc Pho, mà nhiều người làm thơ đã đề cập. Vần đề ở đây là tính phong phú của mỗi chủ đề ấy và tính đa dạng trong cách thể hiện thi ca của nhà thơ. ....... Tóm lại, bằng các bút pháp trữ tình, triết luận, trào lộng và lối chơi ngôn từ, nhà thơ Thang Ngọc Pho đã nâng cánh cho năm mạch cảm xúc đã phân tích trên đây. “Sao Hôm sao Mai” là sản phẩm tinh thần của một tâm hồn thơ phong phú về mạch cảm xúc; đa dạng về thi pháp. Mà tính phong phú và đa dạng vốn là bản chất của cuộc đời. Vì vậy, có thể nói “Sao Hôm sao Mai” là giọng thơ từ cuộc sống và về cuộc sống... (Trích "Một tâm hồn phong phú và đa dạng") MỘT GIỌNG THƠ TRẺ TRUNG VÀ KHỎE KHOẮN (Đọc "Sắc màu tình yêu", Nxb Hội Nhà văn,2008) Là một nhà thơ ở tuổi 75, Thang Ngọc Pho có sức sáng tạo thi ca thật sự trẻ trung, khỏe khoắn. Điều đó thể hiện trước hết ở đề tài mở rộng của tập thơ; từ luận bàn về thơ đến cảm xúc tình yêu; từ tấm lòng đến với chim muông, cây cỏ, đến thói quen quan sát các sự vật quanh mình; từ cảm hứng thiên nhiên kỳ thú đến xướng họa thi ca cùng bè bạn. ....... “Sắc màu tình yêu” là tập thơ của một tác giả cao tuổi, nhưng cảm hứng nghệ thuật của tập thơ này không chỉ là tiếng nói của người tuổi cao mà là của cả người tuổi trẻ. Đây là tập thơ thứ hai in riêng cùng với nhiều tập thơ in chung khác đã được xuất bản của nhà thơ Thang Ngọc Pho. Xin chúc mừng về thành công mới của Thang Ngọc Pho và mong những sáng tạo thi ca mới với chát lượng nghệ thuật cao hơn nữa của nhà thơ. (Trích "Một giọng thơ trẻ trung và khỏe khoắn") (Đọc bài thơ “Sao ái tình” – trong tập thơ “Sao ái tình”,Nxb Hội Nhà văn, 2011) SAO ÁI TÌNH Những người ăn ở đức nhân Thác đi hồn hóa Thiên thần cõi Tiên Những người ăn ở đảo điên Thác đi hồn hóa quỷ miền Âm Ty Còn tôi sống kiếp tình si Mai ngày không biết hồn đi đằng nào Bắc thang lên hỏi Nam Tào Phán rằng hồn hóa thành Sao ái tình! (Sao ái tình, tr.27) Bài thơ tám câu được chia thành hai mạch cảm xúc - mỗi mạch bốn câu. Mạch cảm xúc ở bốn câu đầu chỉ là mạch dẫn dắt, “mời chào” cho mạch cảm xúc ở bốn câu sau xuất hiện. Bốn câu sau mới là trọng điểm của bài thơ, điều mà nhà thơ cần nói: Còn tôi sống kiếp tình si Mai ngày không biết hồn đi đằng nào Bắc thang lên hỏi Nam Tào Phán rằng hồn hóa thành Sao ái tình! Người tình si hay si tình thực chất là người biết yêu thực sự, yêu hết mình, “đã yêu tình thắm, nghĩa nồng/Đừng như con ngựa trên đồng cỏ hoang”. Và dường như cái “chất yêu” ấy bất biến trong con người sở hữu “chất yêu”! Cho nên, dẫu sang kiếp khác sẽ được hóa thân thành Sao ái tình, để lại tiếp tục cái kiếp tình si: Sao bất biến, thì tình yêu cũng bất biến như sao, vậy đó! Đọc bài thơ “Sao ái tình”, tôi liên hệ với những bài thơ trong tập thuộc dạng này của Thang Ngọc Pho như: “Lang thang trên cung trăng” (một bài thơ được sử dụng hoàn toàn các thi từ với “thanh không” rất có dụng ý):... Em ơi, ta không đi trong nhân gian/Ta đua nhau bay lên mây xanh/Hai ta lang thang trên cung trăng/Ta che ô đi xem sao băng/Ta thuê ghe đi chơi trên sông ngân/Ta theo sao bay trong tinh vân/Em ơi, ta thiên cư nơi đây muôn năm... (tr.30); hoặc ở bài thơ “Bình minh biển”:... Bình minh/Biển-trời cùng thức dậy/Chưa nỡ rời nhau/Nên vẫn đắp chung một chiếc khăn hồng/Biển và trời chốc hóa mênh mông/Khi trời về với tầng không/Biển lại choàng một chiếc khăn khổng lồ... (tr.61). Cùng với những bài thơ dạng ấy, bài thơ “Sao ái tình” một lần nữa xác nhận về một trong những mạch thơ tình Thang Ngọc Pho là luôn vươn tới, so sánh, rồi hòa nhập với thiên nhiên-vũ trụ, với thời gian vĩnh cửu và không gian vô cùng – mà tôi thường gọi tắt là “thơ tình mang tầm vũ trụ của Thang Ngọc Pho”. Trên đây là đôi điều chưa đầy đủ và hệ thống về thơ Thang Ngọc Pho, nhằm gợi mở, góp phần cùng bạn đọc cảm nhận ba tập thơ nêu trên của một nhà thơ được nhiều người quen biết.

Bài thơ "Những câu hỏi của một bạn đọc công nhân"

Bài thơ "Những câu hỏi của một bạn đọc công nhân" Bertolt Brecht (1898 - 1956) Bertolt Brecht là nhà thơ lớn, đồng thờ là nhà sáng tác và phê bình sân khấu lớn ở thế kỷ XX của nước Đức. Ông sinh năm 1898, mất năm 1956. Bài thơ nguyên bản tiếng Đức dưới đây “Fragen eines lesenden Arbeiter” (“Những câu hỏi của một bạn đọc công nhân”) bộc lộ một tư tưởng lớn: Không phải là người đứng đầu, mà chính là quần chúng lao động làm nên lịch sử. Fragen eines ledenden Arbeiter Wer baute das siebentorige Theben In den Buchern stehen die Namemen von Konigen. (*) Haben die Konige die Felsbroken herbeugeschleppt? Und das mehrmal zerstorte Babilon – Wer baute es so viel Male auf? In welchen Hausern Des goldstrahlenden Lima wohnten die Bauleute? Wohin gingen an dem Abend, wo die chinesische Mauer fertig war Die Mauer? Das grosse Rom Ist voll von Triumphbogen. Wer errichtete? Uber wen Triumphierten die Casaren? Hatte das vielbesungene Byzanz Nur Palaste fur seine Bewohne? Selbst in dem sagenhaften Atlantis Brullten in der Nacht, wo das Meer es verschlang Die Ersaufenden nach Sklaven. Der junge Alexander erberte Indien. Er allein? Casar schlug die Gallier Hatt er nicht wenigsten einnen Koch bei sich? Philipp von Spanien weinte, als seine Flotte Untergegangen war. Weinte sonst niemand? Friedich der Zweite siegte im Siebenjarigen Krieg. Wer siegte ausse ihm? Jede Seite ein Sieg. Wer kochte den Siegesschmaus? Alle zehn Jahre ein gross Mann Wer bezahlte die Spesen? So viele Berichte. So viele Fragen. (*) Trong tiếng Đức, có dấu hai chấm(..) trên đầu nguyên âm u (u trong Buchern) và một số nguyên âm khác như a, o; nhưng ở bài này, máy tính không thể hiện được hai dấu chấm ấy. NHỮNG CÂU HỎI CỦA MỘT BẠN ĐỌC CÔNG NHÂN Ai xây nên Theben bảy cổng ra vào Những ông vua đứng tên trong nhiều cuốn sách Các ông ấy có vác đá khi xây thành quách? Babilon nhiều lần đổ nát, ai đã tạo ra? Trong những ngôi nhà tráng lệ Lima Người thợ đâu dám vào nơi ấy? Những người xây xong Thành China Vạn Lý Đi đến nơi nào trong đêm tối tăm? Ai tạo nên khải hoàn môn thành Rom? Sasar đứng trên lưng ai giành chiến thắng ? Trong khi ông ta ở lâu đài Byzanz ngời sáng Thì trong đêm Atlantis thét gào dìm chết những nô nhân! Alexender (trẻ) chiếm lĩnh Indien Đâu chỉ riêng ông ta? Cũng như Casar Tiến công Gallier Có một đội dưỡng binh làm đầu bếp cho mình! Philipp von Spanien khóc khi hạm đội bị đắm chìm Ngoài ra, không còn ai khóc nữa? Fridrich II chiến thắng trong trận mạc bảy năm gian khổ Ngoài ông, còn ai có công trong cuộc chiến này? Mọi người cùng góp công không nhỏ! Kể cả người nấu bữa tiệc khải hoàn ấy nữa! Và Ngài Đại Đế trong mười năm ròng rã Ai trả tiền tốn phí cho ông ta? Quá nhiều chuyện kể Quá nhiều câu hỏi đặt ra. Người dịch: Mai Thanh

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

MÙA EM Không, em đâu phải là mùa xuân Nhưng thời tiết chẳng gì lạnh-nóng Dẫu em không phải là mùa xuân Vẫn gió reo vui mát lành nồng ấm Em đến, hạ lui vào cõi vắng Giã từ, cái nóng cũng đi theo Nắng chạy trốn trong vòm mây trắng Gió vật vờ trêu ngọn cải liêu điêu Em mặc định mùa cúc vàng phiêu diêu Gió heo may thiết thao mùa sáng Trời bảng lảng một màu trắng nắng Chim ngói về rợp cánh chiều em Mưa đông che màn trời giăng giăng Vẫn mùa em nồng nàn đằm thắm Đông dẫu đến mùa em vẫn ấm Vẫn cúc vàng óng ả long lanh! Bởi rằng mùa vẫn cứ xanh Mùa em mãi mãi cho anh ngọt ngào Mùa em nghe gió xạc xào Cho hồn anh gửi dạt dào mùa em... CHỐN VỀ Chốn về thao thức người đi mãi Con gió quạnh hiu ngủ dưới thềm Tia nắng cuối ngày nghiêng lối nhỏ Dế còm ru khúc nhạc sầu đêm Canh trường thao thức cuộc du miên Bóng lẻ trăng rơi cõi mộng tuyền Nhớ thuở chốn về trong tay gối Nghe lòng vời vợi nỗi niềm riêng Cái thuở chốn về ai có quên Để người nhớ mãi mái trời nghiêng Giọt mưa thu ấy nghe lòng lạnh Cho đến hôm nay vẫn nỗi niềm Cho đến hôm nay mãi nỗi niềm Chốn về đâu dễ đã xuôi quên Đắm mãi hồn ta trong luyến nhớ Chốn về, ơi hỡi cõi sầu miên.
ĐƯỜNG LINK VÀO CÁC BLOG CỦA MAI THANH: 1.Facebook: http://www.facebook.com/thanh.mai.39566 2. YAHOO HONGKONG: http://blog.yahoo.com 3. BLOGSPOT: http://maithanhcxb.blogspot.com/ 4. WORDPRESS: http://maithanh40.wordpress.com/
hơ tình của một nhà thơ nữ (Đọc “NGƯỜI TÌNH TRONG MƠ” của Nguyệt Vũ - NXB Văn học-2011) THƠ TÌNH CỦA MỘT NHÀ THƠ NỮ (Đọc “NGƯỜI TÌNH TRONG MƠ” của Nguyệt Vũ - NXB Văn học-2011) Xưa nay, kể cả nhà thơ nam cũng như nhà thơ nữ đều làm thơ tình, song vẫn thấy thơ tình của các nhà thơ nữ có nét đặc sắc, độc đáo riêng, gọi chung, đó là nét nữ tính. Song, nét nữ tính ấy, không nên hiểu là cách thể hiện kín đáo, rụt rè, ủy mỵ, mà là sự thể hiện thật lòng về tình yêu; điều đó, ở nam thi nhân ít khi có được. “Người tình trong mơ” của nhà thơ Nguyệt Vũ bộc lộ khá rõ nét thật lòng ấy. Khi yêu, đôi bạn tình luôn nhớ nhau như “đứng đống lửa, như ngồi đống than”(ca dao), song dường như nỗi nhớ ấy day dứt hơn ở phía người con gái, đến mức nàng phải nói thật lòng với đất trời về nỗi nhớ của mình, để mong qua đó, chàng về với mình cho nỗi nhớ nguôi ngoai : «Này, gửi vào trong gió chút nồng nàn men môi/Này, gửi vào mây trời hương thơm xuân ... mềm ấm/Này, gửi vào tiếng sấm rằng em, em yêu anh/Ơi ngọn gió mát lành/Gửi anh cho em nhé! » (Lời hoa cỏ, tr.5). Nỗi nhớ được biến thành sợi làm bằng anh và em, để « Vòng tay anh đắp giấc em nồng » (Sợi nhớ, tr.18)... Sự thật lòng nói về nỗi nhớ đến mức: “Tưởng chừng không sống nổi” (Mặn, tr.54). Bài thơ “Người tình trong mơ” – bài thơ lấy tên chung cho tập thơ - là bài thơ nói thật lòng mình về sư nồng nàn của tình ái: “Quyến rũ anh bằng mắt, bằng môi/ánh mắt nâu nói lời im lặng/bờ môi dịu dàng đam mê nóng bỏng ...Người tình ơi/làn da mềm mại/khát mơn man/Ánh mắt ngất ngây/mùi thơm thân thể/hoa hồng đêm hoang dại/vòng tay êm ái/mềm và thít chặt/sức mạnh của trăn rừng... (Người tình trong mơ, tr.14). Như vậy, thật lòng với tình yêu, “Người tình trong mơ” bộc lộ mức độ nồng nàn mà chỉ người phụ nữ mới nói được và nói hết điều đó. Người phụ nữ khi yêu luôn thấp thỏm tình yêu tan vỡ và thật lòng nói ra điều đó : Phút hững hờ lửa cháy trong tim Hạnh phúc nổi chìm Mong manh gió thoảng Bỗng chốc lại giật mình hốt hoảng: - Đâu rồi anh của em? (Hạnh phúc, tr.20) Và khi có nguy cơ tình yêu bị đe dọa, thì các cô gái thật lòng níu giữ tình yêu, cầu mong cho tình yêu yên ổn : Anh hãy trở về với em Dẫu đôi môi xưa không còn hồng xinh nữa Đêm không nồng nàn như lửa Vòng tay ôm lơ đễnh tháng năm dài... (Hãy về với em, tr.48) Em thật lòng nói với anh vậy đó! Em không đủ dũng cảm mất anh, nên mong anh “hãy về với em”, dù tình yêu không còn tròn trịa như xưa. Nguyệt Vũ cũng nói thật lòng trong thơ mình rằng, những người đàn bà đang yêu thường là sùng tín người tình, coi người tình như Chúa Trời vậy : Giờ này anh ở đâu ? Trời mùa đông buốt giá Chúa là ai xa lạ ? Em chỉ cần anh thôi ! Bởi Chúa của muôn người Riêng em – anh là Chúa (Thì thầm đêm Giáng sinh, tr.50) Và, nhà thơ thật lòng nói về nỗi buồn tàn phai nhan sắc : « Đàn bà cũng tựa bông hoa/Bừng lên sắc thắm, vỡ òa...tàn phai » (Xế chiều, tr.58). Với « Cơn mưa chiều », nhà thơ cũng thật lòng nói về nỗi cay đắng trong tình yêu « mà lòng sao cay đắng/khóc thầm ngày hoang vu... Cơn mưa chiều bối rối/ gọi tên anh nghẹn lời »... (Cơn mơ chiều, tr.64). Cũng rất thật lòng, «Người tình trong mơ » nói về khía cạnh nhạy cảm, đó là tình dục. Có thể hiểu, nhà thơ Nguyệt Vũ quan niệm rằng : Khi tình cảm lứa đôi phát triển dẫn tới sự đòi hỏi tiếp xúc thân thể của đôi tình nhân, đó là tình dục, thì tình cảm ấy đạt tới tình yêu thăng hoa. Sẽ không có tình yêu hoàn thiện nếu chỉ có giao lưu, gặp gỡ tâm hồn mà không có gần gũi, tiếp xúc thân thể – tình dục. Sự đồng điệu của hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, không thể thiếu trong tình yêu. Xưa nay, thơ ca đã đề cập đến tình dục, nhưng ở nhiều mức độ khác nhau, khi kín đáo theo cách cổ điển, khi bộc bạch theo cách hiện đại. Cách được đông đảo bạn đọc chấp nhận là : Thơ ca cần thiết phản ánh tình yêu với mọi khía cạnh của nó, nhưng phản ánh một cách thanh tao về tình yêu. « Người tình trong mơ » đạt được điều đó với cách nói thật lòng về tình yêu thăng hoa : « Môi anh như chén rượu/Em uống...say đứ đừ./Trong vòng tay ứ hự/Đất trời xoay bung biêng »... (Yêu, tr.11) Và nữa : Gái bén hơi trai ngực căng, mông mẩy/ Tươi mới từng ngày thần dược tình yêu (Đêm Valentine, tr.16) Đó không phải là vấn đề liều lượng thể hiện sao cho thanh tao, mà là sự phát triển tự nhiên cho tình yêu thăng hoa trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố đắm đuối tâm hồn và khát khao sinh thể... Người viết bài này chợt nghĩ rằng, các nhà thơ nữ viết về tình yêu thăng hoa bao giờ cũng đạt tới đỉnh của nó. Phải chăng, giống như Nguyệt Vũ, các nữ thi nhân nói thật lòng điều mình muốn nói ? Nói thật lòng chính là thuộc phạm trù « Chân » trong mục tiêu « Chân-Thiện Mỹ » mà văn chương-nghệ thuật theo đuổi. Chỉ riêng nói thật lòng về tình yêu, «Người tình trong mơ » đã xứng đáng được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật trong bạn đọc yêu thơ. Về nghệ thuật thể hiện, « Người tình trong mơ » chủ yếu với thể thơ tự do, có thể thơ bốn, năm, sáu chữ, có một vài bài theo thể lục bát ; mỗi bài thơ ngắn-xúc tích ; thi từ-thi ngữ chọn lọc, gợi cảm ; vần và điệu được chú ý thích đáng... * Đây là tập thơ thứ tư - trong đó có một tập thơ dịch từ tiếng Nga - của nhà thơ Nguyệt Vũ. Chúc mừng nhà thơ về tập thơ mới “Người tình trong mơ” và hy vọng sớm được đọc những tập thơ tiếp theo của chị.
MỘT BÀI THƠ TRIẾT LUẬN GIÀU TÍNH THỜI SỰ Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, số ra ngày thứ bảy 30-7-2011 đăng bài thơ dưới đây của nhà thơ Quang Huy: THÁNH GIÓNG Giặc tan. Phi ngựa lên trời Đình cong còn chiếc lá phơi cuối chiều Đất hằn dấu ngựa mòn rêu Bụi tre bật gốc thả xiêu đáy hồ Công danh coi tựa trò đùa Gió hoang thổi lạnh ngai vua đến giờ. QUANG HUY Bài thơ sáu câu không nhằm kể chuyện huyền thoại về Thánh Gióng mà đề cập một ý tưởng triết luận xã hội sâu sắc: Quan hệ giữa công trạng, lợi danh và quyền lực. Mở đầu bài thơ là một câu thơ cắt đôi gồm hai thi tứ: Giặc tan và phi ngựa lên trời. Lô-gíc của vấn đề là người có công cũng là người có danh, nên được gọi chung là công danh, tức cũng là người có công trạng, thì tất yếu được nắm quyền lực, nhưng Thánh Gióng đã làm trái cái lô-gíc ấy: Ngài từ bỏ quyền lực để “phi ngựa lên trời”, dửng dưng, không đoái hoài đến danh và quyền được hưởng! Những thứ còn lại thì sao? Mái đình khả dĩ tượng trưng cho chút tri ân chỉ còn là chiếc lá rơi cuối chiều; dấu chân ngựa một thời xông pha chiến trận, nay chỉ là dấu vết rêu phong; bụi tre Đằng Ngà từng là thứ vũ khí làm tơi tả quân thù, thì nay nằm xiêu vẹo nơi đáy hồ tĩnh lặng... Hai câu kết bày tỏ thái độ triệt để của nhà thơ về công trạng, danh vọng và quyền lực: Công danh coi tựa trò đùa Gió hoang thổi lạnh ngai vua đến giờ Thánh Gióng không coi công lao là gì và cũng xem thường danh vọng và quyền lực – tất cả chỉ “tựa trò đùa” mà thôi, vì thế mà cái ngai vua tượng trưng cho quyền lực cũng bị phơi ngoài gió hoang qua chuỗi dài năm tháng! Xưa nay, ở nước ta, nhiều văn quan-võ tướng cũng ít nhiều theo gương Thánh Gióng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ...Ngày nay, cũng có người như thế! Với bài thơ “Thánh Gióng”, nhà thơ Quang Huy triết luận về một phẩm chất cao đẹp của con người là tự giác cống hiến cho đời, chứ không đòi hỏi đời phải trả công cho mình; hơn nữa, không vì có chút công lao mà đòi hỏi danh vọng, quyền lực! Nghĩ rằng, bài thơ không chỉ là tuyên ngôn về phẩm giá muôn đời của con người, mà còn rất có ý nghĩa thời sự, khi mà tình trạng ham hố, tranh giành, chạy chọt chức quyền đang là một vấn nạn rất đáng lên án hiện nay. Thi đàn Việt Nam © 2011 | Phiên bản thử nghiệm Trang chủ | Hướng dẫn đăng bài | Điều khoản sử dụng | Liên hệ & Góp ý
NHỮNG BÀI THƠ HAY VỀ HÀ NỘI QUA 1000 NĂM (Viết nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội) Cuốn sách với tựa đề "Tuyển chọn những bài thơ hay về Thăng - Long Hà Nội (10 thế kỷ)" gồm những bài ca dao, và 195 bài thơ của 120 tác giả viết về Hà Nội trong 10 thế kỷ qua, gồm ba phần: I. Những câu ca dao hay về Thăng Long - Hà Nội; II. Những bài thơ hay về Thăng Long - Hà Nội giai đoạn cổ-trung-cận đại; III.Thơ hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Về cấu trúc của cuốn sách: Ở mỗi phần, được trình bày trình tự theo thời gian các tác giả, kèm theo các bài thơ chọn lọc. Dưới đây, chỉ nêu một số tác giả kèm theo những câu thơ, bài thơ được chọn. Phần I. Những câu ca dao hay về Thăng Long - Hà Nội Đó là những câu ca dao ngợi ca những địa danh nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội: Biết nhà em ở đâu đây/Hỡi trăng Tô Lịch, hỡi mây Tây Hồ?; Thăng Long - Hà Nội đô thành/Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ; Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Bài ca dao "Hà Nội ba mươi sáu phố phường": Ba mươi sáu mặt phố phường/Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào/Người đài các, kẻ thanh tao/Qua Hàng Thợ tiện lại vào Hàng Gai/Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Hài/Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền...(trích). Đó là địa danh gắn với nghề nghiệp và phẩm vật Hà Nội: Hoa đào đẹp nhất Nhật Tân/Yêu hoa, hoa nở đầy sân lụa đào; Quê ta đẹp nhất Tây Hồ/Tơ vàng nền mượt đầy bồ Tứ Liên; Giếng Ngọc Hà vừa trong, vừa mát/Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa; Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây... Phần II. Những bài thơ hay về Thăng Long - Hà Nội giai đoạn cổ-trung-cận đại Mở đầu phần này là nhà quân sự-nhà thơ Trần Quang Khải (1241-1294) với bài thơ "Phò giá về kinh": Chương Dương cướp giáo giặc/Hàm tử bắt quan thù/Thái Bình nên gắng sức/Non nước ấy ngàn thu. Nguyễn Huy Lượng (?-1808) có bài thơ "Hồ Tây" đọc xuôi, đọc ngược đều có nghĩa: So đâu dễ ấy giá Hồ Tây/Đủ nước non tiên chốn chốn vầy/To nhỏ nhịp tâu cầm ấy sóng/Thấp cao tầng rợp tán là cây/Châu in vẻ thắm hoa lồng nguyệt/Ngọc đúc màu xanh nước lẫn mây/Đồ vẻ khéo thiêng khôn bởi trước/Hồ Tây cảnh lạ thực vơi đầy. (Xin mời đọc ngược: Đầy vơi thực lạ cảnh Tây Hồ/Trước bởi khôn thiêng khéo vẻ đồ/Mây lẫn nước xanh màu đúc ngọc/Nguyệt lồng hoa thắm vẻ in châu...). Hồ Xuân Hương (?-?) với bài "Chùa Quán Sứ": Quán Sứ sao mà khách vắng teo/Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo/Chày kình tiểu để suông không đấm/Tràng hạt sãi lần đếm lại đeo/Sáng banh không kẻ khua tang mít/Trưa trật nào ai móc kẽ rêu/Cha kiếp đường tu sao lắt léo/Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo. Bà Huyện Thanh Quan (?-?) với "Thăng Long thành hoài cổ": Tạo hóa gây chi cuộc hý trường/Đến nay thấm thoát mấy tinh sương/Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương/Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/Nước còn cau mặt với tang thương/Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. III.Thơ hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến nay Huỳnh Văn Nghệ (1914 -1977) có bài thơ "Nhớ Bắc", trong đó, có bốn câu mở đầu được nhiều người biết đến: Ai về xứ Bắc ta theo với/Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...(trích). Tố Hữu (1920-2002) có "Tiếng chổi tre", "Chợ Đồng Xuân" và "Trăng". "Trăng" chỉ vẻn vẹn bốn câu lục bát: Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư/Trăng đầy mặt nước trăng như mặt người/Trăng tươi mặt ngọc trên trời/Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng. Phan Vũ (sinh1926) với bài thơ "Em ơi! Hà Nội phố" rất nỗi niềm, được Phú Quang phổ nhạc : Em ơi, Hà Nội phố/Ta còn em cây bằng lăng mồ côi/Mùa đông/Ta còn em nóc phố mồ côi/Mùa đông/Ta còn em mảnh trăng mồ côi/Mùa đông/Ta còn em những bức tranh/Ghi một nỗi buồn/Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố/Bơ vơ không nhớ nổi một con đường...trích). Lê Đình Cánh (sinh 1941) có "Mẹ ra Hà Nội": Mẹ ra Hà Nội đón con/Vừa trên tàu xuống chân còn run run/Áo nâu còn thẫm mưa phùn/Còn hoai vị cỏ sục bùn lúa non/Sang đường tay níu áo con/Ngã tư hối hả xe bon người nhiều/Khoác vai mẹ chiếc đẫy nghèo/Năm xưa thắt lại bao điều đắng cay... (trích). Phan Thị Thanh Nhàn (sinh 1945) với "Hương thầm": Cửa sổ hai nhà cuối phố/Không hiểu vì sao không khép bao giờ/Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp/Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa...Đôi bạn trẻ ấp ôm mối tình thầm kín; thế rồi, anh lên đường ra trận: Họ chia tay vẫn chẳng nói điều gì/Mà hương thầm thơm mãi bước người đi... (trích). Trần Đăng Khoa (sinh 1958) có bài "Đất trời sáng lắm hôm nay" thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ khi nhà thơ còn là một cậu bé lần đầu tiên về Hà Nội (mùa hè 1969), cũng đúng dịp Bác đang ốm nặng (dĩ nhiên là Khoa không biết được điều này): Bác ơi! Cháu đến đây rồi/Ba Đình phượng đỏ một trời tiếng ve/Cháu nghe Hà Nội vào hè/Hồ Gươm nước biếc bốn bề hoa tươi/Sang năm Bác tám mươi rồi/Bác ơi! Bác thấy trong người khỏe không?/Hằng ngày chúng cháu rất mong/Bác vui, Bác khỏe là lòng cháu vui...(trích). Có người cho rằng, "với bài thơ này, cậu bé Trần Đăng Khoa có linh cảm về sự ra đi của Bác Hồ vào ngày 2-9-1969". Đoàn Minh Hằng (nhà thơ trẻ) có bài "Hà Nội trong tôi": Hà Nội trong tôi là những phố ngắn thôi/Mà lòng người thì sao dài quá đỗi/Là đóa hồng tươi như là trẩy hội/Những gánh hàng hoa chen chúc bên đường...(trích). Như vậy, không kể phần I. Những câu ca dao hay về Thăng Long - Hà Nội, ở hai phần sau, cuốn sách tuyển 120 tác giả với 195 bài thơ hay về Thăng Long - Hà Nội qua 1000 năm kể từ bài "Phò giá về Kinh" của nhà quân sự-nhà thơ Trần Quang Khải đến bài thơ "Hà Nội trong tôi" của nhà thơ trẻ Đoàn Minh Hằng. Chắc chắn là nhóm tuyển chọn dựa trên những tiêu chí nhất đinh, song tiêu chí chất lượng nghệ thuật được đặt lên hàng đầu và 195 bài thơ đã chọn đạt được yêu cầu đó. Những bài thơ mà tôi nêu trên đây được nhiều người biết đến, nhằm gợi mở cảm xúc của bạn đọc về Hà Nội. Dĩ nhiên, tôi coi đó là những bài thơ hay đáng được nêu nằm trong những bài thơ hay mà nhóm tuyển chọn đã đưa vào cuốn sách. Một điều đáng nói nữa là, những bài thơ hay về Thăng Long - Hà Nội qua 10 thế kỷ cũng là những bài thơ hay có ý nghĩa của cả nước không chỉ mang đậm giá trị nghệ thuật, mà còn có ý nghĩa to lớn về văn hóa, lịch sử. Cảm ơn nhóm tuyển chọn công trình này và xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Thơ lục bát Bùi Đăng Sinh (Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2011) Thơ lục bát thường được cảm nhận khác nhau. Có người đơn giản coi đó chỉ là dạng thơ ghép vần 6-8, sao cho chữ cuối cùng của câu sáu có nguyên âm vần với chữ thứ sáu của câu tám sau đó; và chữ cuối của câu tám ấy có nguyên âm vần với chữ cuối cùng của câu sáu sau đó, thí dụ: Anh em đồng chí chúng ta Cùng nhau đoàn kết để mà tiến lên Tiến lên, ta quyết tiến lên ....... Không đến nỗi như thế, có người cũng đã quan tâm đến nội dung, câu chữ của thơ lục bát, song nhiều lắm cũng chỉ là lục bát diễn nôm ý tưởng của tác giả bằng những ngôn từ chưa phải là thơ mà thôi, thí dụ: Hôm nay trời đẹp trăng thanh Sân đình hợp tác có anh với nàng Cùng nhau ta gánh thóc vàng ...... Những người nhận thức đúng về thơ lục bát và những người làm thơ lục bát thực sự là những người cùng với vần điệu, coi ý tưởng (thi tứ) và ngôn từ (thi từ-thi ngữ) là cứu cánh của bài thơ. Song, ý tưởng và ngôn từ thì cũng là cứu cánh cho mọi dạng thơ, nên thơ lục bát phải chứa ý tưởng cảm xúc, ngôn từ thể hiện ấy vào cái khuôn khổ vần điệu lục bát, để thơ lục bát thực sự là thơ lục bát. Nói những điều trên đây để nói rằng: Thơ lục bát Bùi Đăng Sinh thực sự là thơ lục bát và thơ anh đã chứa đựng ý tưởng, ngôn từ trong cái khuôn khổ vần điệu lục bát ra sao ở tập thơ mà chúng ta đang đề cập. Về ý tưởng, trước hết, đó là tình yêu – không phải là tình yêu tròn trịa, viên mãn như mọi tình yêu, mà là tình yêu hoài niệm đầy day dứt. Vào lễ chùa, nhà thơ nghĩ tới “cái ngày em đến cùng tôi/Vào chùa đặt lễ xin lời Phật khuyên/Kiếp này trót lỡ nhân duyên/Em đừng vội bước sang thuyền lái buôn” (Lễ chùa, tr.37). Nhà thơ tự nói trong thơ mình khi hoài niệm về tình yêu một thuở: “Lời anh tự nói với em/Có thành cơn gió qua miền tâm tư” (Tự nói, tr. 44). Bạn đọc thường gặp các thi từ nhớ nhung, chiêm bao, chờ đợi... khi nhà thơ nói về tình yêu, bởi tình yêu hoài niệm là vậy! Hoài niệm tình yêu trong trạng thái vừa giận hờn vừa trách móc: Hẹn thề chót lưỡi đầu môi Trả cho người ấy tình tôi âm thầm Sao rơi vỡ mộng đêm nằm Đam mê dối trá bao năm đủ rồi Xoay vần tạo hóa trêu ngươi Kiếp sau nguyện tránh xa người hôm nay? Con tim bầm dập tháng ngày Nụ cười chợt méo – đắng cay – ngọt ngào... (Thiên đường hư vô, tr.113) Thì quả thật là đã đi đến tận cùng của tình yêu day dứt! Có thể nói, “Thiên đường hư vô” là bài thơ khái quát cơ bản về tình yêu hoài niệm về một thời long lanh, về nỗi buồn dứt day hiện tại và cả niềm hy vọng hư vô về tình yêu đã mất. Hoài niệm về nơi chốn, mà tôi tạm gọi là “hoài niệm không gian”. Xưa nay, “hoài niệm không gian” đã có nhiều trong thi ca: Những hoài niệm về làng quê với cây đa, giếng nước, mái đình, dòng sông... Bà Huyện Thanh Quan từ không gian thành Thăng Long mà hoài niệm về một thời hoàng kim và cũng với hoài niệm ấy khi ngắm nhìn Đèo Ngang vào buổi chiều tà để rồi thốt lên: “Dừng chân đứng lại trời, non, nước/Một mảnh tình riêng ta với ta”. Với Bùi Đăng Sinh, hoài niệm không gian - miền quê Vĩnh Phúc - tràn đầy trong thơ anh. Trước hết và đậm nét nhất là cái mảnh đất Thổ Tang - vùng quê có nhiều gắn bó với nhà thơ - được đề cập nhiều lần trong thơ anh. Đó là một Thổ Tang còn được gọi là làng Giang, làng Dâu – nơi có đền thờ Thành hoàng Đức Ông, một vị tướng có công đánh giặc Nguyên – Mông thời nhà Trần; vốn xưa là đất dâu tằm, nay dẫu nghề tằm tơ không còn nữa, nhưng cái chất đậm đà canh cửi vẫn chứa đựng trong con người vùng này: “Nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh/Sống muôn nơi vẫn nghĩa tình Thổ Tang” (Làng Giang, tr.85). Đó là một Thổ Tang hoài niệm không gian gắn quyện với hoài niệm tình yêu một thuở. Ở đó, “Cái ngày gặp gỡ đầu tiên/Thổ Tang đã hóa thành miền thương yêu/Đao đình cong xanh sắc rêu/Khói hương nói hộ bao điều tâm linh/Có ai cân được chữ tình/Biết rằng từ đó chúng mình thương nhau/Cần gì nói mấy ngàn câu/Từ trong vất vả vàng thau rõ rồi/Nhắc làm chi chuyện xa xôi/Anh và em đã nên người Thổ Tang” (Đất quê, tr.107). Đó là một Thổ Tang đậm đà văn hóa với “Trống chèo khi nhỏ khi to/Lời ca điệu múa giọng hò nao nao” (Đêm chèo làng Giang, tr. 9). Hoài niệm không gian còn là Đền Hùng mà nhà thơ mượn nỗi niềm người con dâu Đất Tổ để bộc lộ cảm xúc của mình: “Nén nhang con thắp ngoài thềm/Gió qua cháy một nỗi niềm tổ tông (Nỗi niềm, tr. 20); là Thuận Thành, chùa Dâu, chùa Tháp Bút, chợ Sủi, chợ Hồ, Luy Lâu, Hội Lim, núi Dạm, chùa Hương, Chùa Thông, Đại Lải...Nói chung là những không gian lịch sử-văn hóa đậm chất Phật thiền và tĩnh lặng. Mạch cảm xúc triết luận tuy không đậm nét, nhưng rất đáng kể trong “Thơ lục bát Bùi Đăng Sinh”. Thơ triết luận cũng ba bảy đường: Có triết luận thuần túy triết học; có triết luận chính trị-xã hội... Triết luận trong thơ Bùi Đăng Sinh thuộc triết lý nhân sinh. Khái niệm “Tôi đi tìm tôi” là cách nói của quá trình tự nhận thức. Con người không thể nhận thức được bản thân mình ngay một lúc, mà phải qua một quá trình, vì thế mà “tôi đi tìm tôi”. Diễn đạt ý tưởng ấy gắn với tình yêu “tìm em” làm cho bài thơ sinh động vừa mang tính triết lý, vừa đậm chất trữ tình (Tôi đi tìm tôi, tr.25). Hình ảnh cây tài lộc, còn gọi là cây sống đời, là chân dung của một tâm hồn cao đẹp đưa thành một triết lý sống: Không đòi hỏi đời phải ban tặng cho mình, trong khi mình vì đời mà vô tư cống hiến. Thiết nghĩ, triết lý này rất có ý nghĩa thời sự hiện nay, khi mà thói vị kỷ đang hoành hành trong xã hội chúng ta. Thật là chí lý khi nhà thơ nêu ý tưởng triết lý về sự chắt chiu, vun vén cho những gì vốn là của ta và cũng là lời răn đe cho thói săn tìm những gì xa xôi, vô vọng: Cái gì chưa có đành thôi Cứ yêu cái có, yêu rồi sẽ say Biết đâu qua khúc sông này Hết đêm thăm thẳm, sang ngày mai lên (Gặp sông, tr.115) Như vậy, cũng là hoài niệm về tình yêu, hoài niệm không gian và về triết luận thi ca, nhưng thơ Bùi Đăng Sinh có nét riêng, độc đáo không giống ai. Về ngôn từ, ngoài những phương pháp tu từ mà nhiều nhà thơ thường dùng,chẳng hạn, “Biển còn đội sóng ngàn sau/Sao riêng em vội nhạt màu thời gian” (Cô đơn, tr. 45), hoặc: “Em ẩm ướt với nỗi buồn/Tôi run rẩy giữa khu vườn khát khao” (Cõi tình, tr. 88)..., “Thơ lục bát Bùi Đăng Sinh” tạo dựng hình tượng thơ thật sự phong phú, độc đáo: Ngoài phần lớn thuộc dạng thơ tự cảm, còn những dạng thơ khác, như cảm kể (Đường Tuần Giáo Lai Châu, tr.11; Sự tích hạt giống, tr.22), như giao cảm - tức là cảm xúc giao lưu với người khác, với cả con vật, cỏ cây – người chăn bò thủ thỉ với con bò của mình: “ Đi nào bò ơi...” (Tiếng hát người chăn bò, tr.40)... Thơ lục bát Bùi Đăng Sinh thấm đượm chất dân ca, nói chung là chất văn hóa đồng bằng Bắc Bộ trong phảng phất câu chữ ở nhiều bài thơ, như “dải yếm bắc cầu”, “gió đưa cây cải về trời” (Không đề, tr.24), “trèo lên Quán Dốc”, “đỉnh trời Thiên Thai”, “mặc yếm đi hài”, “người ơi, người ở, cùng về”, “thương cây trúc mọc đầu thôn” (Quan Họ quê người, tr. 27)... Hoặc: Táo đâu rụng ở sân đình Say nhau đổ vỡ cả bình rượu ngon Chỉ là mảnh chiếu con con Mà thu trời đất vuông tròn vào trong (Nhìn lại, tr. 31) Thêm nữa: Bao nhiêu thân phận nổi chìm Mười hai bến nước, chín nghìn nhân duyên Ngày nào cùng tựa mạn thuyền Người đi để lại lời nguyền cho ai (Cái duyên, tr.52) Một hình thức ngôn từ thể hiện trong thơ Bùi Đăng Sinh là cấu tạo trong nội bộ câu thơ, bài thơ. Đó là lối điệp âm, điệp từ và lối tiểu đối trong câu. Có rất nhiều bài thơ trong tập như vậy, trong đó, “Lục bát mùa xuân” (tr. 66) là bài thơ tập trung các lối thơ nói trên: “Mắt nhìn lóng lánh, long lanh (điệp âm), “Ngày ngày, tháng tháng, năm năm đợi chờ”, (điệp từ); và “Dẫu rằng còn chút tình riêng/Người ơi gõ trống, khua chiêng làm gì/Mùa xuân về, tuổi xuân đi/Lá xanh-tóc trắng từ khi nào rồi/Ta còn rạo rực bồi hồi/là nhờ hương đất, hương trời chuyển giao”(tiểu đối). Mỗi biện pháp ngôn từ đều có ý nghĩa và vai trò thi pháp riêng, song chúng đều nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật của thi ca. * * * Trong nền thơ lục bát, chúng ta biết được có nhiều nhà thơ nổi danh, chẳng hạn, xưa như Tản Đà, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, ...; gần đây như Quang Huy, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn... Trong khi thơ hiện đại với lối thơ tự do đang mở ra ào ạt cho thấy những điều đáng mừng, nhưng cũng không ít băn khoăn, thì thơ lục bát vẫn đứng vững và phát triển với nhiều nhà thơ đã và đang xuất hiện. Bùi Đăng Sinh là một nhà thơ như vậy. Cảm ơn và chúc mừng nhà thơ Bùi Đăng sinh về tập “Thơ lục bát Bùi Đăng Sinh”. Bạn đọc đón chờ sẽ được đọc nhiều tập thơ tiếp theo, trong đó có thơ lục bát hay hơn nữa của anh! Mai Thanh

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

TRẦN NHƯƠNG VỚI "GIÓ LÀNG TA XANH NGÁT" (ĐỌC “GIÓ LÀNG TA XANH NGÁT” – NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN - 2012 Mai Thanh

Mai Thanh Tựa đề “Gió làng ta xanh ngát” gợi cho bạn đọc về cảm giác về làng quê trong lành, ngào ngọt! Thì có vậy đó, nhưng không chỉ thế, tập thơ mới này của Trần Nhương khoáng độ hơn nhiều. Do thói quen khi tiếp nhận một tập thơ, tôi không bận tâm nhiều với nghệ thuật câu chữ, dù biết rõ đó là yếu tố quan trọng của mọi tập thơ và cũng không quên khai thác yếu tố ấy, mà đặc biệt chú ý đến nội dung-ý tưởng của tập thơ. Theo đó, với “Gió làng ta xanh ngát”, tôi bắt gặp nhiều điều phù hợp với mình, mà trước hết, là sự bộn bề cuộc sống trong tập thơ mới này của Trần Nhương – dễ nhận ra là cái tốt đan xen cái xấu; và nhất là nhận ra những người tốt trong không ít người xấu lúc này. Vào thơ anh là ông Trần Văn Cho, tổ 28, phường Thuận Phước (Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng) nhặt được 45 triệu đồng đã nộp công an để trả lại người mất: Ông Cho ngày đi bới rác Cuộc sống của mình rác nuôi Không ăn của dân Không cướp của dân Không nhân danh thánh thiện ... Chẳng nhiều lời Và không làm ngược lại (Ông bới rác làm theo Cụ Hồ, tr.101) Vào thơ anh là anh sáu Dân - Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt – tuy đã chết nhưng thành bất tử, được “lòng dân dựng miếu tôn thờ”. Bài thơ có ý nghĩa biết bao, khi mà những người mệnh danh là “đầy tớ của dân” đã tước đoạt của dân mọi thứ - kể cả niềm tin -, thì Võ Văn Kiệt để lại cho dân nhiều thứ: Một mênh mang đồng đất Tây Nam Bộ cho thóc gạo xuất khẩu mùa này qua mùa khác; một đường dây 500kw trang trải điện năng cho đất nước dằng dặc chiều dài; một Dung Quất tăng giá trị dầu thô gấp nhiều lần qua chế biến chế dầu thô; một nạn đốt pháo nổ hại người, tốn của bị xóa đi theo hủ tục ngàn đời... Và, hơn tất cả là lòng thương dân, vì dân không phải trên lời nói, mà là trên mọi việc làm và trên những bài báo, bài viết kiến nghị của Ông. Vào thơ Trần Nhương còn là những người bạn văn chương mỗi người một tính cách, nhưng là những con người thật sự đáng yêu, mà Hoàng Công Khanh là một ví dụ - một con người văn chương mà sao rất đỗi bình thường: Một tay nuôi bốn con dại Thợ nề, thợ mộc kiếm cơm Vợ ốm chăm lo chẳng ngại Vẫn giữ lòng mình ngát hương... (Phương Mai thôi chẳng một lần, tr.113) Dùng chữ “quan điểm” có vẻ nặng về ngôn ngữ chính trị, ít chất văn chương, nhưng không thể dùng chữ khác để nói về quan điểm nhân dân của Trần Nhương trong tập thơ này. Anh định nghĩa nhân dân: “Nhân dân là lá lành đùm lá rách/Nhân dân là chị ngã em nâng/Nhân dân là một miếng khi đói bằng một gói khi no” (Nhân dân của tôi ơi, tr.119). Dĩ nhiên, đó mới chỉ là một khía cạnh phẩm chất của nhân dân. Tiếp theo, nhà thơ bộc lộ lòng mình với nhân dân: Nhân dân của tôi ơi Cảm ơn Người đã làm ta vững dạ Nhân dân nghìn lần cao cả Ơn tất cả thánh thần hư vô (Nhân dân của tôi ơi, tr.120) Vì có quan điểm nhân dân sâu sắc, nên nhìn tấm ảnh tổng thổng Mỹ uống bia vỉa hè, Trần Nhương có thơ: “Ông Obama uống bia vỉa hè/Ngồi bên những người lao động/Một đĩa bim bim hay đậu phộng/Tổng thống cùng nhâm nhi” (Vịnh tấm ảnh Obama uống bia vỉa hè, tr. 109). Nhà thơ ca ngợi hành vi ấy của tổng thống là vĩ đại (“Có thể ông ấy mị dân/Nhưng dám mị dân giữa đồng bào là vĩ đại”, đã dẫn trên) và kết luận: Obama Obama Ông đi ăn quán Ông uống bia vỉa hè Ông mang tổng thống đến nhân dân Ông mang nhân dân vào dinh tổng thống (Vịnh tấm ảnh Obama uống bia vỉa hè, tr110) Đến đây, tôi bỗng nhớ tới bài thơ “Những câu hỏi của một bạn đọc công nhân” (Die Fragan eines lesenden Arbeiter) của Bertolt Brecht – nhà thơ lớn, kịch gia lớn của nước Đức – bài thơ chứa đầy ý tưởng sáng ngời rằng: “Không phải người đứng đầu, mà là nhân dân lao động làm nên lịch sử!”. Trong “Gió làng ta xanh ngát” có một mạch thơ ẩn chứa suy ngẫm hoặc nỗi niềm của tác gỉa – tôi tạm gọi đó là “khúc tâm tư”. Nhà thơ tự trào nói về mình vui cảnh gia viên, nghĩ về bạn âu lo quyền chức (Tự trào, tr.10); ngẫm về cái cao sang và cái thấp hèn không như người đời vẫn nghĩ, mà ngược lại: “Cỏ vẫn mướt chân đê ngày tháng mới/Hoa cứ tàn bạc cánh lối người qua...” (Vớ vẩn thôi mà, tr.56). Trong khi mọi người “khoái mục” và “khoái khẩu” với trò chọi trâu, thì Trần Nhương xót thương con trâu không chỉ với kiếp cầy mà còn với kiếp chọi: Nào thù nào oán gì đâu Kéo cầy là phận, dãi dầu là thân Chia nhau vạt cỏ xanh ngần Sớm cười toét miệng, trưa nằm cọ lưng Kiếp trâu sỏ mũi buộc thừng Thương nhau cùng cảnh quây quần bên nhau! Vì đâu chẳng hiểu vì đâu? Người ta bắt phải đối đầu tử sinh Chiêng khua, trống thúc thình thình Nào roi, nào gậy thất kinh vía hồn Bạn bè sừng gẫy máu tuôn Bên thua bên thắng cũng buồn ngang nhau Chỉ người đắc chí sở cầu Vui như gái góa đã lâu lấy chồng... (Chọi trâu, tr.71) Sẽ là thiếu sót lớn, nếu không nói đến mạch thơ hoài niệm làng quê trong“Gió làng ta xanh ngát”. Quê Trần Nhương ở Làng Sỏi, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Trong tập, anh có đến bốn bài thơ về làng quê anh. “Trên đường về quê” (tr.15), anh háo hức đến mức hai chữ về quê như một điệp khúc cho câu mở đầu bài thơ, bởi mọi hoài niệm tuổi thơ bừng dậy trong anh; trong cuộc gặp lại bạn quê: “Ngồi nhâm nhi chén rượu/Thịt chó nướng thơm lừng/Chuyện hót như chim khướu/Tay vuốt dài sống lưng”. Có lẽ, nỗi niềm day dứt là sự thay đổi của làng – sự thay đổi, nói đúng hơn là sự biến mất những kỷ niệm tuổi thơ nơi làng quê yêu dấu, khiến nhà thơ phải ngẩn ngơ: Tôi đi hết dọc đến ngang Ngẩn ngơ ngay giữa cái làng của tôi (Về làng ngơ ngẩn ngày xưa, tr128) Và để trọn vẹn hơn, không thể không nói đôi điều về tình yêu trong “Gió làng ta xanh ngát”. Không như các bài thơ về tình yêu như ta thường gặp, ở đây là dạng tình yêu dường như trong cô đơn-lẻ bạn, trong nhớ nhung - xa cách và trong man mác – u sầu (?). Đại Lải như là nơi cất giữ tình yêu, nên có đến ba bài thơ viết từ Đại Lải. Bài thơ “Mùa thu này Đại Lải một mình anh” (tr.59) với ba lần nhắc lại tựa đề bài thơ làm đậm thêm nỗi cô đơn, vắng bóng người tình; “Mưa Đại Lải” (tr.63) khiến: “Lão già đầu bạc nâng ly rượu/Uống đến tàn đêm chẳng ngớt sầu”; “Đêm Đại Lải” (tr.86) vẫn lại cô đơn trong không gian huyền não : “Vườn khuya chim nhỏ giật mình/Tiếng kêu gọi bạn xô vành trăng nghiêng”. Không chỉ ở Đại Lải, mà còn vào một buổi chiều ở đâu đó: Có một nỗi buồn em không mang đi Em bỏ lại để chiều xao xác quá Chuyến xe vội cuộc chia tay cũng vội Anh một mình gánh trọn cả hoàng hôn (Chiều buồn, tr.52) Mà còn ở một đêm nào đó trên biển: Đêm nay anh ở một mình Nhà xa đã vậy người tình cũng ca Biển dường như cũng thương ta Cho bao con sóng vỡ òa mua vui ... Một mình ta với miên miên Cô đơn giữa nhớ và quên...Và người! (Không đề, tr.73) * * * Với “Gió làng ta xanh ngát”, Trần Nhương có hai mạch cảm xúc, từ đó có hai cách bộc lộ cơ bản: Bức xúc, chân thành, thẳng thắn... trước con người, trước cuộc đời; và, cũng trước con người, trước cuộc đời, anh yêu thương, trân trọng, ngợi ca...Đó, chính là phản ứng tất yếu của nhà thơ trước hai mặt ngược nhau của cuộc đời - con người? Đó cũng là thông điệp mà nhà thơ gửi tới bạn đọc, nhằm góp vào nguồn quỹ giá trị Chân-Thiện-Mỹ ở mỗi con người. Về cách thể hiện cụ thể, nhìn chung, thơ Trần Nhương cốt ở nội dung-ý tưởng, nên trong nhiều trường hợp, anh không quan tâm lắm về câu chữ, thậm chí cả về vần điệu. Truy nhiên, trong nhiều trường hợp, hình thức thơ Trần Nhương cũng rất được chú ý tu từ, vần điệu mượt mà, nhất là ở những bài thơ lục bát. Đáng chú ý là những câu kết ở mỗi bài thơ thường chói sáng bởi được chuyển tứ đột ngột hoặc nâng tầm ý tưởng, ví dụ: Bài thơ “Lặng im” (tr. 7) nói về lặng im, nhưng với hai câu kết: “Lặng im là lặng im ơi/Hình như đang cất bao lời với ta... Thật bất ngờ: Lặng im mà lại cất bao lời? Hoặc: Ở bài thơ “Chọi trâu” (đã dẫn): Sau khi bộc lộ nỗi niềm về phận trâu, hai câu kết như là lời trao gửi nỗi niềm ấy tới người đọc: “Đồ Sơn trâu chọi bao lần/Có ai trắc ẩn nỗi gần niềm xa...?”. Hay: Ở bài thơ “Vịnh tấm ảnh Obama uống bia vỉa hè” (đã dẫn): Hai câu “Ông mang tổng thống đến nhân dân/Ông mang nhân dân vào dinh tổng thống”, thì bài thơ không còn là chuyện “uống bia vỉa hè” nữa, mà đã được nâng lên tầm cao xa về ý tưởng-nội dung... Đã không ít nhà thơ có cách sử dụng đắc địa những câu thơ kết như đã nói trên, nhưng Trần Nhương sử dụng cách ấy sâu sắc và độc đáo hơn! Ở tập thơ này, trừ một số bài thơ lục bát và thơ khổ năm, sáu chữ, còn lại hầu hết là thơ tự do. Có lẽ với thể thơ này, nhà thơ dễ dàng bộc bộ triệt để cảm xúc và cảm nhận của mình trước cuộc sống - con người bộn bề muôn vẻ hôm nay. Cảm ơn và chúc mừng nhà thơ Trần Nhương về “Gió làng ta xanh ngát” và trân trọng giới thiệu cùng đông đảo bạn đọc! Hà Nội, tháng 2-2013 M.T

TẬP THƠ “TIẾNG THỜI GIAN” CỦA VŨ NGỌC PHÀN (NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC – 2013)

Tiếp theo tập thơ “Khúc tự tình”, “Tiếng thời gian” là tập thơ thứ hai của Vũ Ngọc Phàn. Có thể nói, “Tiếng thời gian” là một bước tiến về chất lượng nghệ thuật so với tập thơ trước của anh. Có thể nhìn nhận một tập thơ nào đó theo nhiều cách khác nhau. Với “Tiếng thời gian”, tôi đề cập đôi điều về cảm xúc cơ bản và phương thức thể hiện cơ bản của tập thơ. 1. Khác với nhiều tập thơ khác, “Tiếng thời gian” chứa đựng cảm xúc khá rõ nét về nỗi niềm tâm tư và triết luận xã hội. Về nỗi niềm, rõ nhất là tâm trạng buồn. Thì chính nhà thơ đã thật lòng nói ra điều đó: Tôi đành xếp lại mộng mơ Để thơ tôi cũng vu vơ cùng buồn (Buồn) Nỗi niềm trong thơ Vũ Ngọc Phàn trải ra nhiều khía cạnh, chiều dạng vẻ khác nhau, có khi vì buồn mà đi lang thang – không phải lang thang thông thường, mà “lang thang trong đời” (Lang thang). Đi lang thang đến mỏi mệt, để rồi ngủ bên thềm nhà nào đó trong mưa đêm: “Chỉ còn bóng tối đan dầy/Và mưa ướt rũ lá cây bên thềm” (Giấc ngủ bên thềm). Tự biết đi lang thang là không hay, dễ thành tha nhân, nhưng may mắn là không như vậy: Lang thang trời đất gần xa Lang thang giữa những rừng già núi non Lang thang giữa những vuông tròn Lang thang... ngoái lại ta còn là ta Bởi nỗi niềm, nên thơ Vũ Ngọc Phàn thường nói đến mưa, vì mưa gieo nỗi buồn day dứt; nói đến chiếc lá khô vì lá cạn kiệt màu xanh; nói đến đá vì đá cô đơn, bất lực; nói đến hoàng hôn, vì hoàng hôn thể hiện nỗi buồn ngày tàn nói đến giấc mơ vì mơ để trốn nỗi buồn , v. v Cũng có cả nỗi niềm trong sự bất ổn của tình yêu – một trạng thái khá phổ biến trong tình yêu đông tây - kim cổ. Nhà thơ mượn chuyện tình yêu qua mạng để bộc lộ tâm tư về tình yêu thiếu bền vững: “Niềm tin còn không mà sao buồn vô cớ/Tình đang cận kề hay tình đã đi xa”” (Tình qua mạng viễn thông”); hoặc: “ Tình rơi dầu dãi bến bờ/Hồn rơi chới với câu thơ giữa dòng” ( Rơi). Có lẽ, những bất ổn của con người, của cuộc đời là nỗi niềm lớn nhất được bộc lộ trong tập thơ. Trước hết, đó là cuộc đời lặng thầm, lầm lũi của con người. Văn chương đã nói nhiều đến sự lặng thầm của con người – con người như cái bóng. Vũ Ngọc Phàn mượn đá để nói sự lặng thầm ấy: Chiều nghiêng bóng đá nhạt nhòa Phong phong thủy thủ ... Đá là đá thôi Trời sinh kiếp đá thế rồi Lặng im...Im lặng...Một đời...Lặng im... (Đá phong thủy) “Đá lặng im”, “Đá vu vơ”, “Đá đổ mồ hôi” là lời đá – thực ra là lời người - tự kể về những trạng thái của cuộc đời mình (Lời của đá). Vũ Ngọc Phàn có đến ba bài nói đến hoặc nói liên quan đến hồn ma. Phải chăng, phải viện đến hồn ma mới nói đến tận cùng bất ổn của con người? Nhà thơ mượn lời một con ma để nói thân phận mình vốn là con người như là những thứ công cụ không hơn không kém. Nhưng khi con ngườ chết đi, thì được thờ cúng, tôn vinh như là người bất tử: Khi còn sống Là người Ta đâu được làm người ... Khi ta chết thành ma Trong góc tối nhất của bóng tối Ha, ha Ta được ngợi ca Là con người bất tử! (Bất tử) Con người khi sống có cuộc đời khác nhau - “ma nào một thời tủi nhục/ma nào một thời vàng son”, nhưng khi chết đều thành ma cả, rồi con người ngẫm lại cuộc đời mình nơi cõi thế: “Những hồn ma xõa đầu ngẫm lại/Vết đời mờ tỏ dương gian” (Những hồn ma). Cũng nói về hồn ma là bài thơ gồm ba khổ, với khổ thơ cuối cùng: “Hồn còn lưu luyến dân gian/Câu thơ hóa tiếng khóc than não nề/Trăm năm liền cõi đi về/Ước mong kiếp trước, lời thề kiếp sau” (Chiều trong nghĩa trang). Nhà thơ chia sẻ với người đã chết về kiếp luân hồi, về những gì đã qua và những gì sẽ đến. Nỗi niềm về con người sâu nặng là biểu hiện rung cảm xúc sâu đậm của nhà thơ và chắc chắn sẽ gây xúc động không nhỏ đối với bạn đọc. Cảm xúc của Vũ Ngọc Phàn theo hướng bình luận xã hội và triết luận nhân sinh cũng được bộc lộ đáng kể trong “Tiếng thời gian”. Nhà thơ dựa vào các hiện tượng xã hội và tự nhiên để bộc lộ cảm xúc dạng ấy của mình. Ý niệm về mặt “bất ổn” của cơ chế thị trường được nhà thơ thể hiện dưới hình thức thi ca: “ Người thắng nín khóc/người thua nhịn cười” – dù thắng hay thua đều chẳng ai vui và tình trạng “cả làng buôn trống buôn chiêng/Tháng Tư ngày Tám, tháng Giêng ngày Rằm – những gì thiêng liêng của làng quê cũng trở thành vật buôn bán! (Chợ làng). Từ một câu chuyện cảm kể mang tính tượng trưng, nhà thơ nêu ra tình trạng bỏ rơi truyền thống của không ít người trong lớp trẻ hiện nay. Truyền thống do ông cha tạo nên dường như bị họ xóa bỏ: Nhà cửa ngổn ngang bãi rác Ông lắc đầu, cha lắc đầu Buồn tiếc công lao vun đắp Ai ngờ chúng thế này đâu! (Chuyện nhà) Nhà thơ xem xét lịch sử trong mối quan hệ giữa kẻ cấp trên và người dưới cấp. Người dưới cấp chịu mọi nỗi khổ đau và chính là người tạo nên lịch sử, quả như Bertolt Brecht đã thể hiện sự nhìn nhận này trong bài thơ của ông. Vũ Ngọc Phàn viết: “Vua dựng ngai vàng trên chiến công tướng lĩnh...”. Lịch sử được tạo nên bởi những người đã chết và người đang sống” “Thời gian ôm ghì sông núi/Những bóng người/Những bóng ma/Vần xoay thành lịch sử” (Theo dòng lịch sử). Mượn kiến thức của khoa học tự nhiên và hiện tượng thiên nhiên, nhà thơ nói về những bí ẩn về con người nói chung, đặc biệt về cõi ý thức-tâm hồn con người nói riêng. “Nhiệt con tim không theo định luật Các-nô/Dòng chảy Bec-nu-li không giống dòng nước mắt...Khoảng cách giữa các vì sao/Ngắn hơn khoảng cách hai nhà cùng phố/Sự dữ dội điên cuồng của cơn giông tố/Dịu êm hơn những mối hận thù” (Tri thức) Cũng theo cách của bài thơ “Tri thức”, sau khi nêu bật khả năng kỳ vĩ của con người, nhà thơ đặt câu hỏi: “Liệu con người có thể/Xây cho riêng mình/Góc nhỏ bình yên/Hạnh phúc tròn đầy?” (Sức mạnh). Lối cảm xúc thơ được mượn từ khoa học tự nhiên và hiện tượng thiên nhiên dường như là ít gặp đối với các nhà thơ. Nhưng Vũ Ngọc Phàn đã khá thành công với lối mà xúc đó bởi anh có một tâm hồn nhạy cảm thi ca và là một nhà khoa học tự nhiên. 2. Không thể không nói về hình thức thể hiện cơ bản của tập thơ “Tiếng thời gian”. Tôi tạm chia hình thức ấy thành hai cách khác nhau: Cách trực cảm (không hiểu khái niệm này thuộc lý luận về quá trình nhận thức) và cách gián cảm. Trực cảm là cách mà hầu hết các nhà thơ thường làm. Gián cảm thường gặp ở một số nhà thơ cách tân-hiện đại. Tôi cũng tạm gọi có hai kiểu “thức” và “cảm” để bạn đọc tiếp nhận mỗi dạng thơ ấy: Với cách trực cảm, bạn đọc tiếp cận bài thơ bằng kiểu “thức”; với cách gián cảm, bạn đọc tiếp nhận bà thơ bằng kiểu “cảm”. Ở tập thơ “Tiếng thời gian”, chiếm phần lớn là những bài thơ trực cảm; còn lại là một số bài thơ kiểu “gián cảm” và như vậy, các bài thơ này đòi hỏi bạn đọc theo kiểu “cảm”. Tức là đọc xong bài thơ, người đọc không thể hiểu (“thức”) được một cách rành rọt bài thơ nói gì, mà chỉ cảm được bài thơ ấy nói gì mà thôi! Xin nêu một số bài thơ trong tập “Tiếng thời gian” để minh chứng cho điều đó. Người đọc chỉ có thể “cảm” được ở bài “Đêm thiêng liêng” như là một trạng thái tình yêu dứt day-đau đớn ; ở “Đêm không trăng” là tình trạng hỗn độn, không lối thoát của cuộc đời; ở “Tiếng thời gian” – bài thơ được lấy tên đặt cho cả tập – là thời gian như là biểu hiện của quá khứ, hiện tai và tương lai với những trạng thái động sôi hay tĩnh lặng, thao thức và ước mơ của con người; và nhiều bài khác...Cần nói thêm rằng, vì là “cảm” nên có sự “lệch pha” trong cảm nhận của độc giả, nghĩa là các độc giả có sự cảm nhận khác nhau, có khi trái ngược nhau. Điều đó là bình thường, thậm chí còn là điều thú vị của cảm nhận văn chương theo cách của tác phẩm mở! Về hình thức nghệ thuật cụ thể của tập thơ, có thể kể đến lối điệp từ ở một số bài thơ, khiến ý tưởng bài thơ được được tô đậm và khẳng định mạnh mẽ. Hầu hết các bài thơ với khổ thơ hoặc những câu thơ cuối cùng đóng vai trò khái quát, nâng lên ý tưởng bài thơ ,thậm chí gây bất ngờ đối với người đọc. Thể thơ tự do là chủ yếu, một số bài là thể lục bát và thơ khổ với 5, 6 hay bảy chữ mỗi câu. Nếu muốn nhắn gửi tác giả điều gì cần lưu ý, thì đó là, khi tập thơ được tái bản, cần thêm một số bài có nội dung trữ tình, thao thiết hơn, như các bài “Đừng nổi giận sông ơi”, “Nợ nụ cười”, “Trả nợ cho người”, “Bên mộ Hàn Mặc Tử”... Như vậy, giúp bạn đọc “pha loãng” cảm giác nặng nề khi đọc tập thơ đầy nỗi niềm và triết luận. Thêm nữa, đối với những bài thơ chứa đựng kiến thức về khoa học tự nhiên, cần được phổ thông hóa và thi ca hóa những kiến thức ấy; hoặc có chú thích ở cuối trang để người đọc có thể tiếp nhận bài thơ một cách tốt hơn. Cảm ơn Vũ Ngọc Phàn về lời mời tôi viết giới thiệu tập thơ này; chúc mừng nhà thơ về sự ra đời tập thơ “Tiếng thời gian” và mong đợi những tập thơ tiếp theo của anh với chất lượng nghệ thuật cao hơn nữa! Hà Nội, tháng 1-2013 M.T

MỘT MẠCH THƠ LẠ CỦA NGUYỆT VŨ

Tàn thu Hồ Tây mờ sương giăng sen sớt nụ, tàn thu rồi cưng ạ cơn gió thì quen hương thơm thì lạ như có anh kề vướng vít tóc em bay Góc Hồ tây mưa nắng ngất ngây Chim sâm cầm đã quên mùa hẹn Tiếng chuông chùa bing boong khắc khoải Nỗi nhớ đi hoang lạc bước chân người Bơ vơ cuối chiều cơn gió mồ côi bàn chân cứ tìm về chốn cũ bầu trời quá xa con tim nức nở đám mây vàng loang đỏ hoàng hôn Tàn thu rồi. Lá rụng nhiều hơn Xao xác liễu ru tình yêu đã chết gió và gió người tình ơi li biệt chỉ còn trắng đêm đơ dại bóng trăng gầy. Thu úa tàn... rưng rưng trắng bàn tay. NGUYỆT VŨ Tôi đọc thơ Nguyệt Vũ đã nhiều, nay đọc đến bài này bỗng thấy một bài thơ lạ! Lạ về tứ - mạch cảm xúc và lạ về ngữ- cách thể hiện. Dĩ nhiên, tứ nào thì ngữ ấy, đó là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Cũng là thơ tình, nhưng không rạo rực, háo hức và náo nức như các bài thơ khác thuộc dạng này, “Tàn thu” đượm màu rầu buồn, thiết thao và hoài niệm tình yêu. Bài thơ đọng lại mạch cảm xúc ở thi đoản dưới đây: Tàn thu rồi. Lá rụng nhiều hơn Xao xác liễu ru tình yêu đã chết gió và gió người tình ơi li biệt chỉ còn trắng đêm đơ dại bóng trăng gầy. Còn về cách thể hiện? Khỏi phải nói về cách dùng thi từ- thi ngữ đầy ấn tượng của Nguyệt Vũ kiểu như ví tình yêu tột đỉnh như “sức mạnh của trăn rừng”. Phù hợp với “Tàn thu”, đó là những “sen sớt nụ”, “ khắc khoải” “hoang lạc”, “bơ vơ”, “hoàng hôn, “lá rụng”, “xao xác, “ly biệt”, “trăng gầy”, “úa tàn”, rưng rưng”... tuy không là ngôn từ mới, nhưng được dùng đắc địa, nên gây ám ảnh mạnh mẽ. “Tàn thu” có âm điệu buồn, trước hết do cách hình thành câu dài và câu ngắn xen nhau, bộc lộ cảm xúc đa chiều của nhà thơ: Khi than thở có chút não nề; khi động sôi dội về hoài niệm... Bất giác, tôi cảm như bài thơ có dáng dấp “Bài thơ tình viết ở Hàng Châu” của Tế Hanh và nghĩ rằng “Tàn thu” nên được phổ nhạc! Như vậy, “Tàn thu” là một bài thơ hay theo cách của nó, đã góp vào kho thơ hay vốn có của Nguyệt Vũ, khiến thơ chị thêm vẻ phong phú, đa dạng. Đừng ai coi câu nói này là khen quá lời như ai đó thường nghĩ về những bài bình của tôi như vậy!

CHỈ LÀM THƠ CHO RIÊNG MÌNH (Đọc tập “Nhật ký thơ” của Thiều Quang Thắng) MAI THANH

Thiều Quang Thắng nguyên là Giám đốc Nhà xuất bản Tôn giáo. Anh vốn là sinh viên Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp – nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia Hà Nội. Trên 40 năm hoạt động, anh đã trải qua nhiều công tác khác nhau: Thanh niên, ngoại giao, tôn giáo và cuối cùng là xuất bản. Anh yêu thơ là làm thơ khá đều đặn. Đến nay, anh đã có trên 100 bài thơ hầu như chưa công bố. Anh nói, “đó là những bài thơ chỉ viết cho riêng mình”. Như nhiều người làm thơ khác, Thiều Quang Thắng cũng ghi lại những cảm xúc về tình yêu quê hương da diết: “Đông Sơn ơi! Bây giờ con mới biết/Từ buổi bình minh khi nhân loại vào đời/Người đã đến đây quây quần bên Núi Đọ/Sức góp sức chống những bầy thú dữ/Mài đá thành rìu tần tảo sớm khuya/Gây cuộc sống bằng chắt chiu từng quả/Từng miếng thịt rừng từng tấm vỏ che thân...” (“Quê hương tôi”); về tình yêu đất nước nồng nàn và lòng tự hào dân tộc: “Mấy vạn năm rồi nước non mình vẫn thế/Người đã đi rồi song tất cả còn đây/Từ Đại cáo bình Ngô kết tinh điều nhân nghĩa/Năm tháng tích dần thành trí tuệ hôm nay/Con cháu Bác Hồ tiến lên làm đổi mới/Bằng sức mạnh kết đoàn nghĩa cử cả ngàn phương...” (“Quê hương tôi”); về tình cảm với cha, với mẹ: “Khi đau buồn con lại về với Mẹ/Để mẹ vỗ về an ủi sẻ chia/.../Nay sung sướng con lại về với Mẹ/Mẹ đã đi rồi chỉ còn nắm đất đấy thôi/Đất thì sâu còn trời cao vời vợi/Con cứ kêu hoài bây giờ Mẹ ở đâu?/Mãi mãi linh thiêng Mẹ hãy về với con, Mẹ nhé/Để cuộc đời này bớt những nỗi trở trăn” (“Nhớ Mẹ”); với vợ: “Em yêu thương ngủ ngon em nhé/Bài hát ru anh ngẫm hát từng ngày/Để xa cách nối bến bờ trống vắng/Những con thuyền lướt trong giấc mơ” (“Tự hỏi”); với con: “Vì con, ba chăm đọc sách/Từng chữ ứ lại trong tim/Cho con ra đời đỡ tủi/Ba là thầy giáo đầu tiên...” (“Vì con”); với bạn bè, đồng đội: “Giữa Praha con gặp nhiều đồng đội/Đã một thời cầm súng vượt Trường Sơn/Đã một thời từng ở chốt cùng con.../Ôi! Những bạn bè tôi chưa một lần cầm súng/Ôi! Những bạn bè tôi chưa một lần ở chốt/Và tất cả những ai đã một lần cầm súng/Và tất cả những ai đã đã một thời ở chốt/Hãy nói dùm đồng đội tôi lời thường ngày chưa nói/Tổ quốc ơi! Hãy yên lòng Mẹ ơi! (“Hãy yên lòng Mẹ ơi!”). Đặc biệt, với chiến sĩ đang chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân bành trướng xâm lược, bảo vệ vững chắc biên cương thiêng liêng của Tổ quốc, anh có thơ khắc họa về họ vừa dung dị, vừa cao đẹp. Trong bài “Người đàn bà hát”, anh viết: “Tôi nhận ra trong trái tim người ca/Anh lính trẻ từ biên giới trở về/Còn cô gái tan ca về vội vã/Ra bến tàu đón anh, gặp anh/Họ hẹn nhau và họ gặp nhau/Trong căn nhà chỉ có hoa và gió/Hoa thoảng hương còn gió thì bảng lảng/Để hai người bên nhau lặng yên/Trong cái tĩnh yên bốn bề như trống vắng/Tiếng đàn ghi-ta nói thấu nhiều điều/Về những gì họ chưa kịp nói/Trong những ngày cách xa, rất xa. Hay, trong bài “Hãy yên lòng mẹ ơi!”, anh viết rất chân thực và đầy xúc động về hoàn cảnh chiến đấu của người chiến sĩ: “Chúng con lên đến đỉnh đồi/Người không còn sức nữa/ Lương khô vơi rồi/Nước vẻn vẹn một bi-đông/Ba đứa dựa lưng vào nhau/Thành cột mốc dấu biên cương Tổ quốc/Nhìn khoảng trời biên ải khói và mây...”. Về sự hy sinh đầy bi hùng của họ: “ Đồng chí, đồng hương đã thay Mẹ mỗi chiều/Thắp nén hương thơm cả khoảng trời biên ải/Tiễn chúng con đi vào đất Mẹ nghìn trùng/Bông lau trắng suốt triền đồi biên giới/Mãi ru hời muôn tiếng Mẹ, à ơi! “. Trong khoảng thời gian 5 năm (1985 – 1990), với chức phận là Tùy viên giáo dục của Đại sứ quán ta tại Liên Xô, anh có dịp tiếp xúc với nhiều người trong cộng đồng Việt Nam đang lao động, học tập và nghiên cứu tại các nước cộng hòa trong Liên bang xô-viết. Có lẽ vì thế mà mảng thơ viết về nước Nga chiếm phần khá lớn trong tập “Nhật ký thơ” của anh. Cảm nhận về thiên nhiên hùng vĩ của nước Nga, anh viết: “Một chiều thu/Tôi say ngắm rừng Nga ở Lê-nin-grát/Những cây phong mốc trắng/Những cây thông nâu già/Cả rừng cây viết lên bầu trời màu sữa/Những câu thơ màu vàng, những câu thơ màu xanh...”. Khi tới miền Xi-bia-ri xa xôi của nước Nga, anh viết: “Chiều Xi-bia-ri không vàng mà trắng /Mây không trôi đứng ngẩn ngơ buồn/Chỉ có gió lang thang cùng khói/Và dáng rừng ngoi lên trong không gian”. Hay, đứng bên bờ sông Nê-va , nhìn kinh đô Xanh Pê-téc-pua ngày xưa của nước Nga, anh hát lên với tất cả sự bình yên tận đáy lòng mình : “Dọc bờ sông những tòa nhà bình yên/Màu trắng sữa hòa vào trời với đất /Còn dòng sông - sóng ơi là sóng/Mãi vỗ về rong ruổi với hoàng hôn...”. Song, trước thiên nhiên Nga hùng vĩ, trước con người Nga đôn hậu, trước đất nước Xô-viết đã và đang xáo trộn bởi cải tổ và công khai hóa, với sự linh cảm về một điều gì đó, anh bộc lộ cảm xúc của mình trong buổi tham quan Bảo tàng Ê-rờ-min-tát, một bảo tàng nổi tiếng thế giới có đến ba triệu hiện vật được trưng bày ở đây. Anh tự vấn: “Đâu là nỗi đau của chúng sinh?/Đâu là niềm hy vọng của thế nhân?/Đâu là sự bình yên cõi thế gian?/Mà sáng nay tôi đi trong bâng khuâng/Giữa dòng người trong E-rờ-min-tát.../ Giờ này, ở đâu sự bình yên của tôi?/Và giờ này,ở đâu, nỗi đau khổ của tôi?/ Mà chúng tôi đi trong tĩnh lặng ngác ngơ/Trước bao nhiêu nổi chìm nhân loại...” (“Hỏi A Đam và Ê va”). Đọc tập “Nhật ký thơ” của Thiều Quang Thắng, tôi có ấn tượng đặc biệt với nỗi niềm nhân sinh và triết luận nhân văn khá sâu sắc, khiến người đọc phải tự vấn trước mình và ngẫm suy, chia sẻ với mọi người. Về nỗi niềm nhân sinh, tác giả xúc động về cuộc mưu sinh cực nhọc của hàng triệu chị em đang lao động làm thuê ở phố thị hằng đêm. Với hình tượng thơ độc đáo là con vạc đi ăn đêm (loài chim này bay trên trời đêm, khi nghe dưới đất có tiếng người cũng kiếm ăn lầm lũi như chúng, thì chúng cất lên tiếng kêu chia sẻ cùng con người). Giống như thân phận người lao động, con vạc cũng chia sẻ với người cùng cảnh ngộ qua tiếng kêu của nó với bài thơ “Tiếng vạc” : “Giờ này! Ở đâu?/Vạc đánh rơi tiếng khóc/Trao cho người tha phương/ Thêm nỗi niềm ấm lạnh/Ôi! Tiếng vạc ngàn xưa/Đã đi mòn cối gạo/Chải bạc đầu mẹ tôi/Sao đêm nay tôi nghe/Giữa Hà thành đến lạ!”. Xúc động về cảnh ngộ muôn thuở của con người là yêu nhau mà không lấy được nhau, mượn tích chuyện chim thang cốc (còn gọi là chim từ quy) – loài chim mà con trống và con mái luôn cách xa nhau một cánh rừng, gọi nhau suốt đêm trường vẫn không gặp được nhau, tác giả cất lên tiếng kêu ai oán: “ Có ai hay biết/Chim thang cốc/Suốt năm canh gọi bầy?” (“Suy tưởng với mình”). Hay, cất tiếng kêu hoài vọng của tình yêu đôi lứa: “Đây rồi nhà của em tôi/Cửa im ỉm khóa hỏi ai bây giờ/Thôi đành mang nỗi đợi chờ/Theo ta đi suốt cuộc đời vắng nhau” (“Tìm em”). Và, có lẽ,nỗi niềm về nhân sinh, nhân thế trong anh dồn nén để rồi bộc ở bài thơ “Khúc hát ru của Mẹ” với hai đoản khúc. Tác giả mượn lời Mẹ để nói những điều Mẹ gửi lại cho con cháu và cho hậu thế là hãy quên đi những gì cần quên và nhớ những gì cần nhớ. Ở đoản khúc I, Mẹ khuyên con gái của Mẹ “... hãy quên đi cái dáng đi của Mẹ/Cái dáng đi suốt đời lận đận/Thân cò lặn lội bờ sông”; hãy “...đánh mất đi lời ru của Mẹ/Những lời ru đêm trường thâu thấu/Mẹ giã gạo nuôi đời tiếng khóc nỉ non...”,. Thậm chí, Mẹ còn hỉ xả nhắc nhở con: “...cố quên đi tấm thân khô của Mẹ/Bởi sinh lực cho đời Mẹ còn giữ gì đâu,v.v... Cần nói thêm rằng, Mẹ khuyên con “quên” những điều ấy, không có nghĩa là khuyên con làm điều bất nghĩa, là chối từ quá khứ, mà ý Mẹ là mong sao cuộc đời con không lặp lại như cuộc đời lận đận như Mẹ, để con “ngẩng cao đầu bước tới/Dẫu phía trước là chân trời đâu đã hết bão giông”. Ở đoản khúc II, Mẹ da diết nhắn gửi con gái yêu cần “giữ lại làn tóc xanh Mẹ tặng” – “cái làn tóc thuở tơ lòng bối rối/Để hương đời lên gió thổi bay bay...”; giữ lại “đôi mắt đen Mẹ trao” – “Đôi mắt đen của một thời con gái/Khi Ba con đi B, Mẹ cô quạnh nhìn đời/Đêm thâu thấu và ngày dài vô tận/Mẹ mới ngộ ra điều: Đời cần thế, nghe con!”. Đó là cả gia tài Mẹ đã trao cho con: “Một tình yêu nồng nàn như lửa/Để con đi trong giông bão cuộc đời/Để con nhìn bằng đôi mắt đen của Mẹ/Thâu thấu tình đời lắm nhớ, nhiều thương/Để con lo toan bằng trái tim của Mẹ/Biết dệt gấm dâng đời và cầm súng giữ quê hương...”.Nỗi niềm nhân sinh được kết tinh trong tình mẫu tử đến như vậy thì thật là đặc biệt. Về triết luận nhân văn, có khi chỉ lóe lên như một chớp sáng nhằm cảnh tỉnh cuộc đời: “Tuyết trắng đến như thế/Sao em nỡ lội vào?//Để lại trên trắng trong/Bao nỗi niềm trần thế/Tuyết bay là hoa đấy/Tuyết tan là nước đấy/Hoa hướng về mặt trời/Nước đổ về biển cả//Thế còn anh và em?” (“Tuyết trắng”); có khi mượn ý tưởng Phật giáo “Sắc – Không” để triết luận về cuộc sống vận động phức tạp, khôn lường: “Muôn nẻo đường đời đâu chẳng đến/Bể dâu biến đổi Sắc rồi Không/Kiếp người luân chuyển Nhân rồi Quả”; rồi tác giả kết luận bài thơ bằng câu tự vấn đầy hoài nghi và suy ngẫm: “Chẳng lẽ cơ duyên là muôn thuở/Tọa thiền xa ngái mỏi mòn trông?” (“Vô đề”); có khi triết luận về sự khác thường, bất thường trong cuộc sống tưởng như trái quy luật, nhưng lại là điều có thật đang tồn tại qua hình tượng lá và hoa trong bài “Tức cảnh”: “Cây chưa kịp ra lá/Hoa đã vội trổ bông/Sao nỡ thế đời ơi/Để hoa trần không lá?”; có khi triết luận về sự xả thân đầy ẩn ức qua hình tượng con ve sầu thống thiết, dấn thân gọi đàn suốt đêm, để rồi sáng ra chỉ còn là cái xác trong bài thơ “Tiếng ve sầu”: “Giờ này! Ở đâu?/Con ve sầu kêu nhỉ! Nằm trong lăn trở/Lắng nghe đời thở/Những con ve sầu nén xác thâu đêm...”. Hay, từ một hiện tượng sinh hoạt cụ thể của đời thường, tác giả triết luận về một vấn đề rất lớn như là câu hỏi đặt ra trước loài người trong thế kỷ XXI: “Sáng sớm/Đường quanh Hồ Gươm có rất nhiều người chạy/Chạy thể thao và chạy đi làm/Xe máy chạy cùng ô-tô chạy/Mặt đường đường như nóng ấm lên/Cuối thế kỷ này đã chạy như thế/Liệu thế kỷ sau chạy đến thế nào?” (“Tốc độ”). Đời sống dân tộc ta cũng như thế giới, nhân loại đã phát triển như thế nào, ta đã rõ! Trong thế kỷ tới, sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều. Cuộc sống của mỗi người trong thế kỷ mới cũng vì thế mà bị kéo theo với tốc độ chóng mặt trên nhiều bình diện, với nhiều chiều kích khác nhau. Hình thức thể hiện của tập “Nhật ký thơ” đáng được chú ý là lối xây dựng hình tượng thơ, trong nhiều trường hợp rất thành công như hình tượng con chim vạc – gây xúc động; cây không lá mà có hoa – gây bất ngờ ; người Mẹ cụ thể và người Mẹ Tổ quốc – tạo cảm nhận độc đáo, đa chiều về nhân sinh, nhân thế;... Thể thơ tự do với cách bộc lộ cảm xúc tự nhiên, chân mộc, chú ý về thi tứ hơn là về thi từ và vần điệu. Nếu gia công thêm về cách thể hiện, chắc chắn thơ Thiều Quang Thắng sẽ đạt tới chất lượng nghệ thuật cao hơn những gì mà tác giả đã đạt được. Song, nhìn chung, dù chưa công bố, tập “Nhật ký thơ” của tác giả Thiều Quang Thắng xứng đáng là một tập thơ đúng nghĩa. Tập “Nhật ký thơ” của Thiều Quang Thắng cho thấy tác giả là một người có cuộc sống trải nghiệm và có tâm hồn khá nhạy cảm trước cuộc đời, mà rõ rệt nhất là cảm xúc về nỗi niềm nhân sinh và về triết luận nhân văn. Ở một khía cạnh khác, qua tập “Nhật ký thơ”, có thể liên hệ thấy rằng, không chỉ một tác giả Thiều Quang Thắng, mà rất nhiều, rất nhiều người bình thường yêu mến văn chương và làm thơ, dù “chỉ làm thơ cho riêng mình”, nhưng có nhiều bài thơ thật sự là thơ. Chúc mừng tác giả thơ Thiều Quang Thắng về tập “Nhật ký thơ” và mong anh có thêm những tập nhật ký thơ mới ; và hơn nữa, các tập thơ ấy không chỉ để dành riêng cho tác giả mà sớm được công bố trước đông đảo bạn đọc. Hà Nội, tháng 10 – 2012 M.T