Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

CÁI ĐẸP ƠI! (Tặng Kiều Trang)

Cái đẹp là cái đẹp ơi! Ta mang cái đẹp du chơi Ngân H� Bung biêng vũ trụ bao la Bồng bềnh cùng với nuột nà, nơi em! Ru hời cái đẹp siêu miên Hồn neo cõi nhớ, lim dim mắt cười... Nâng niu miệng đón, tay mời Êm êm khúc nhạc, bời bời mây trôi ... Cái đẹp là cái đẹp ơi! Ta mang cái đẹp đi chơi đồng làng Tay nâng nhành lúa óng vàng Nồng thơm đất ải, rộn ràng tiếng chim Ta tìm cái đẹp dịu êm Mộc chân bờ bãi mà nên hồn đời Tóc xanh, môi thắm, mắt ngời Hương đồng cỏ nội ngọt lời quê vui Cái đẹp là cái đẹp ơi! Ta mang cái đẹp về chơi vườn nh� Này hồng, này mít, này na Này hoa bách hợp, này là dạ lan... Xôn xao xanh - đỏ - tím - vàng Bầy ong dẫn lối, rộn ràng đường vui Ơi, người đẹp của ta ơi! Ta trao ai cả một trời ngàn hoa Ai là hồn của hồn ta Ta nâng khúc nhạc ngân nga gọi mời: À ơi...ơi hỡi...a ời!...

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

BẢN THẢO TẬP THƠ THỨ 7 CỦA MAI THANH

"Giọt bồi" là bản thảo tập thơ thứ 7 sau các tập "Ánh mắt ngày xưa", "Sắc lá", "Tiếng chim", Cõi người", "Trăng rơi", "Mùa sang" của Mai Thanh: Mai Thanh GIỌT BỒI NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN VÀO NHAU Dáng ngọc phiêu du đằm đêm mộng Nhưng hồn say đã quyện tơ lòng Đã ngây ngất trong tình thi xao động Một trời yêu ngút ngát mênh mông! Chiều nay nghe cơn mưa đưa đông Bàn tay háo tìm miền sâu thẳm Nghe run rẩy lời em văng vẳng Rạo rực anh căng sức trâu đồng... Bàn tay ham – bàn tay run run Chạm tới tận miền yêu ngây ngất Để không gian nghiêng trời đổ đất Để thời gian đằng đẵng mê say... Để hình rực cháy trong tay Để hồn thẫm chín trong cây thi tình Vào nhau Sâu thẳm, hỡi mình! Trao hồn nghiêng ngả Trao hình ngả nghiêng Ngại chi sự thế lụy phiền! THƠ EM Chưa gặp em một lần trong đời Chỉ đọc thơ em ngời ngời câu chữ Khi tiếng kêu than nghe lòng nức nở Khi gió gọi thu về nghe hồn phiêu diêu Khi nghe hè như lửa nồng thiêu Khi nghe xuân ngàn hoa đua nở Khi gọi ấm lòng người mùa đông... Thơ em thao thiết lòng Thơ em hồn day dứt Khi xốn xang như chim đồng ríu rít Khi não nề như chim vạc kêu đêm Thơ em như dòng chảy triền miên Đổ vào anh dạt dào con sóng vỗ... Thơ em trắng vàng xanh đỏ Thơ em mịn nhẵn gồ ghề Vẫn mãi vỗ về Ấp ủ hồn anh... CẢM XÚC THÁNG MƯỜI Tháng mười nghe trời chớm lạnh Tháng mười cơn bão đã yên Tháng mười ngày vui em đến Tháng mười - tháng Mẹ về Tiên... Tháng mười buồn vui xao xuyến Tháng mười nhiều chuyện không quên. NỒNG NÀN EM Dáng ngọc phiêu du đằm trong mộng Nhưng hồn say đã quyện tơ lòng Đã ngây ngất trong tình thi xao động Một trời yêu ngút ngát mênh mông! Chiều nay nghe cơn mưa đưa đông Bàn tay háo tìm miền sâu thẳm Nghe run rẩy lời em văng vẳng Rạo rực anh căng sức trâu đồng... Bàn tay ham – bàn tay run run Chạm tới tận miền yêu ngây ngất Để không gian nghiêng trời đổ đất Để thời gian mãi mãi hôm nay... CHẠM Mặt xa nhưng chẳng cách lòng Duyên tơ nên đã mặn nồng trong nhau Chạm rồi – chạm tới thẳm sâu Còn hơn nắm – ngại nhạt màu hoàng hôn... KHAO KHÁT EM Kể từ hôm ấy vào thu Trong anh mang mãi khúc ru gọi tình Khát khao! Anh khát khao mình! Hoa Sưa đưa lối anh tìm dấu chân Hồ yêu Cá có nổi tăm? Để cho điếu khách đăm đăm đợi chờ Đêm nay trăng tỏ hay mờ? Lòng anh khao khát Đón chờ trăng lên... CHÙM THƠ VỚI VĂN MIẾU 1. VÀO VĂN MIẾU Mỗi lần vào Văn Miếu Cái hồn lại thêm thơ Mỗi lần vào Văn Miếu Cái đầu vợi ngu ngơ Mỗi lần vào Văn Miếu Cái tâm bớt hững hờ... Miếu Văn: Từ bấy đến giờ Vẫn uy nghiêm Vẫn Cụ Rùa đội bia! 2. XIN CHỮ Ở VĂN MIẾU Ở Miếu Văn Từng đôi tình nhân vào xin chữ: Đôi này xin chữ “Ái”, chữ “Phu” Đôi kia xin chữ “Thê”, chữ “Lạc”... Tôi cô đơn trong nỗi buồn man mác: Lòng bùi ngùi xin hai chữ - tên em. 3. XEM THẢ THƠ Ở VĂN MIẾU Thơ người bay tít lên trời Thơ ta thủ thỉ trao lời cho nhau Thơ người hờ hững tầng cao Thơ ta nồng ấm bên nhau giữa Đời Thơ người triết lý bời bời Thơ ta chân mộc nói lời thương yêu... 4. THƠ TÌNH Ở VĂN MIẾU Miếu Văn ta đến với mình Thơ yêu nâng cánh cho tình đôi ta Từ thời “...nguyên khí quốc gia...”(*) Hẳn là thơ cũng ngân nga chữ tình? Miếu Văn ta đến với mình Ngất ngây nguyên khí, đẫm tình thi ca... ---------------------------------------- (*) Gợi nhớ lời văn bia của Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1419 - 1499): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. XA VÀ GẦN Xa thân nhưng chẳng xa lòng Xa nhau nhưng đã mặn nồng trong nhau Ảo tìm đến tận thẳm sâu Mà đi tới tận khát khao của tình Ai đưa Ta đến với Mình Ai đưa Mình đến gieo tình trong Ta Không ai! Chỉ bởi Mình - Ta Từ duyên tơ chắp cho Mình, cho Ta ... NỒNG NÀN EM Dáng ngọc phiêu du đằm trong mộng Nhưng hồn say đã quyện tơ lòng Đã ngây ngất trong tình thi xao động Một trời yêu ngút ngát mênh mông! Chiều nay nghe cơn mưa đưa đông Bàn tay háo tìm miền sâu thẳm Nghe run rẩy lời em văng vẳng Rạo rực anh căng sức trâu đồng... Bàn tay ham – bàn tay run run Chạm tới tận miền yêu ngây ngất Để không gian nghiêng trời đổ đất Để thời gian đọng mãi phút sinh phồn... Anh đi bên mình khi dè dặt nụ hôn Phút bỡ ngỡ khi bàn tay ve vuốt Khi tới đỉnh nâng tình yêu chót vót Là phút tình yêu òa vỡ sinh phồn Để cõi nhân sinh vạn thuở sinh tồn. THƠ TÔI Thơ tôi không đăng trên báo Thơ tôi không phát trên đài Thơ tôi lai rai Cùng người bạn tâm tình Nơi liêu xiêu quán cóc Cùng anh chàng làm nghề cắt tóc Cùng chú đánh giày Bên hẻm phố chiều đông Thơ tôi - mảnh ruộng đồng Gọi mời bàn chân đất Thơ tôi lời chân mộc Chia sẻ cùng nôm na Nệ gì thơ cao xa Cần chi thơ bay bổng Thơ tôi neo vào lòng: Bạn tri âm Anh cắt tóc Chú đánh giày Người chân đất Người nôm na Mặc ai vời vợi cao xa Thơ tôi vui hát ngân nga giữa đời. NGHỊCH LÝ Nơi trận mạc Gieo vào nhau cái chết Chốn y đường Giành giật mỗi mạng nhân Kẻ nghiện máu người Xưa nay có biết: Nghịch lý cuộc đời - nghịch lý nhân văn? (Viết từ Phòng khám Bệnh viên Quân đội trung ương 108) RƯỢU CẦN NGÀY XUÂN Tay vít cần rượu Nghe cỏ vào xuân Nghe lòng rân rân Nghe ong vào mật Nghe mưa lất phất Nghe chim vào mùa... Xa xa nghe tiếng chuông chùa Một con gió lạ ùa vào mâm xuân. VỀ QUÊ Về quê - lại về với Mẹ! Nghe tiếng ru hời âu yếm ngày xưa Về quê - lại về với tuổi thơ Cùng bè bạn thời chăn trâu - thổi sáo Về quê - lại về một thời đắm đuối Cùng cô gái làng bịn rịn tuổi hoa xuân Về quê - lại về cùng gió lộng, trăng ngân Bài thơ ngắn đầu tiên về đồng nước bạc Gặp lại Tổ Tiên dưới đồi thông bát ngát Thăm thẳm hồn Đời - linh tưởng Ông Cha: Có Ngài theo Lê từ thuở xưa xa Nếm mật nằm gai Lam Sơn tụ nghĩa Có Ngài viết câu thơ lộng hồn chí sĩ Có Ngài giúp quê làng bạt núi, khai sông... Về quê là thả hồn vào bát ngát mênh mông Ngực đón gió xuân nghe lời ca đồng vọng Rũ sạch bụi đường tha hương bề bộn Thao thiết cùng sông một thời "tắm trộm"(*) Mũi phập phồng mùi bánh đúc, bánh đa... Sông phù sa cho đồng bãi quê ta Trải bao nắng mưa dãi dầu năm tháng Vẫn nếp làng từ một thời xa vắng Mãi ngọt ngào ân nghĩa Ông Cha Ơi, Quê làng! Ơi, Làng quê ta! ------------------------------------------- (*)Tắm sông không xin phép cha mẹ. XUÂN SANG Ta reo vui khi xuân đang sang Chân lang thang đi trong mênh mang Nghe em ngân du ca thênh thang Nâng tay em tim ta xôn xang. LUẬT Luật pháp nói lời phép nước Luật đời nói lời muôn dân Luật thơ nói lời cảm xúc Luật nhạc nói lời tri âm Luật yêu nói lời gì nhỉ: Có phải nói lời con tim? Thêm nữa điều này, nghe em: Luật yêu thêm lời tức tưởi Bởi yêu khiến hồn nhức nhối Bởi yêu "chết ở trong lòng"(*). --------------------------------------------- (*)Mượn ý thơ Xuân Diệu: "Yêu là chết ở trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà đã được yêu". XUÂN EM Giọt sương long lanh Treo trên cành nhớ Lộc ươm xanh xanh Ngậm vành môi nở Gió thả tơ mành Gọi tình bên cửa Ai gieo ấp ủ Ươm hồn xuân ta? ĐI Từng bước đi chập chững Đến bước đi vững vàng Ta đi ra khỏi làng Ta đi xa khỏi nước Luôn nhìn sau, nhìn trước Chớ bỏ quên lối về... GIỌT BỒI Dòng sông quê nghèo không đủ phù sa Nên đất Mẹ thiếu màu xanh cho lúa Mẹ như cây cả một đời héo úa Đợi phù sa mang giọt mát cho đồng Qua mấy mùa phơi lưng bên sông Gom giọt phù sa cho bồi đất Mẹ Dòng sông chiều nhè nhẹ Anh nâng niu từng hạt bồi em Đắm hồn mình trong dáng Mẹ yêu thương Như dòng sông nghèo anh đi muôn phương Vẫn khát phù sa như cánh đồng quê Mẹ Dẫu đôi bờ sông - đời muôn vẻ Vẫn đợi bồi từ những giọt em: Anh từ thuở ấy không quên Để nên hoài niệm Trong anh... giọt bồi. VÔ ĐỀ Không là hội viên của hội nuôi ong Vẫn mật ngọt tràn đầy ngàn đõ Không là đội viên đội đua thuyền trên sông Vẫn ngạo nghễ vượt ngàn con sóng vỗ Không là hội viên của hội này, hội nọ Vẫn xôn xao bát ngát hương đời... Dẫu không... Mà vẫn... Hỡi người! THƠ NHƯ QUẢ CHÍN Thi tứ và thi từ Như quả thơm mới chín Ruột nồng nên thi tứ Vỏ thơm nên thi từ Không ruột sao nên trái? Không vỏ ruột sao thành? Quả ngon dâng hiến thơm lành: Thi từ - thi tứ kết vành thi hoa... CẢM XÚC THÁNG MƯỜI Tháng mười nghe trời chớm lạnh Tháng mười cơn bão đã yên Tháng mười ngày vui em đến Tháng mười - tháng Mẹ về Tiên(*)... Tháng mười buồn vui xao xuyến Tháng mười nhiều chuyện không quên! ------------------- (*)Tháng có giỗ Mẹ. CHỐN VỀ Chốn về thao thức người đi mãi Chiếc gió quạnh hiu ngủ dưới thềm Tia nắng cuối ngày nghiêng lối ngõ Dế còm kêu khúc nhạc sầu đêm. CHẠM (Gửi N.T.U) Mặt xa nhưng chẳng cách lòng Duyên tơ nên đã mặn nồng trong nhau Chạm rồi – chạm tới thẳm sâu Còn hơn nắm – ngại nhạt màu hoàng hôn. CAO NGUYÊN Cao nguyên thăm thẳm mây trời Rừng thơm náo nức nói lời yêu thương Tay người rót giọt T’rưng Từ trong tre nứa mà vương vương lòng Qua bao núi tận sông cùng Vẫn hồn ngây ngất giữa lòng cao nguyên. LÁ RƠI GỌI CHIỀU Thu Thủy (Đáp bài "Chiều Nguyên Tiêu ở Văn Miếu") Hồ văn níu bước khách thơ Con thuyền lục bát ngẩn ngơ tròng trành Mây trời in đáy nước xanh Câu lục - câu bát không thành một đôi Người ơi, hội đã tan rồi Gác chuông xao xác lá rơi gọi chiều... VẪN CỨ NGUYÊN TIÊU Nệ chi cứ phải Nguyên Tiêu Đã thi nhân, cứ mỗi chiều thi nhân Dẫu không có ánh trăng ngân Vẫn dìu em… nhẹ đôi chân mỗi chiều. CHIỀU NGUYÊN TIÊU Ở VĂN MIẾU Hội tàn thơ cũng đi rồi Để ai ngơ ngẩn đứng ngồi không yên Chiều về câu lục rơi nghiêng Để cho câu bát chung chiêng nỗi sầu Trách ai để lỡ nhịp cầu Câu thơ lục bát nát nhàu hồn ta Khuê Văn vời vợi trôi xa Làn Mây Trắng gọi lòng ta...dịu dàng Xuân vui nở lộc mịn màng Một chiều văn Miếu...chiều vàng hồn ta Tàn chiều - ngơ ngẩn vào ra Còn nghe văng vẳng gần xa...giọng Người. VALENTINE-MỘT NGÀY… Sáng ngày ra Anh trao em Hộp sô-cô-la Ngọt ngào quyến rũ Trưa nắng hồng Anh dắt em Lên vòm tháp cũ Phiêu diêu Gió thổi ngọt ngào Nắng trưa thả vàng hanh hao Anh đưa em vào màu xanh hoa trái Chậm rãi Chiều về Ta dãi dề triền đê Hương cỏ mật Tỏa mùi thơm Ngọt ngào đầu lưỡi Đêm về Men tình bổi hổi Dìu nhau Lên đỉnh tình thiêng Trời bung biêng Đất chung chiêng Ngất ngây Hà hổn Du miên Nuỗng nà... VẪN CỨ NGUYÊN TIÊU Nệ chi cứ phải Nguyên Tiêu Đã thi nhân, cứ mỗi chiều thi nhân Dẫu không có ánh trăng ngân Vẫn bên em nhẹ đôi chân mỗi chiều. CHÙM THƠ VỀ ĐÀ LẠT 1.ĐƯỜNG LÊN Xe cheo leo đưa ta lên cao nguyên Thông bên ta, ta bên thông đan xen Bỗng gặp Đơn Dương vùng đất phẳng Gió rừng mang lạnh tự đèo bên. 2.MƯA Mưa rừng gọi con nai kêu đêm Nghe ớn lạnh giữa ngày hè nhiệt đới Mưa Đà Lạt dẫu không là mong đợi Vẫn đọng trong ta bao nỗi bồi hồi. 3.HỒ THAN THỞ Xin chớ biến mình thành kẻ thờ ơ: Khi ngắm cảnh quan bên Hồ Than Thở Hãy đi ngược dòng đời quá khứ: Đếm đủ cặp tình từng than thở mơi đây! 4.LANG BIANG K'Lang cùng với Hơ Biang(*) Mối tình oan nghiệt sầu thương muôn đời Hận hờn muôn thuở đầy vơi Còn bâng khuâng cả một trời Lang Biang. --------------------------------------------------- (*)Huyền thoại về đỉnh Lang Biang. 5. THÁC HANG CỌP Anh hùng giết cọp(*), Người ơi! Ngàn năm đứng đó cho Đời cậy tin Canh cho giấc ngủ êm đềm Canh cho mảnh đất cao nguyên an lành. -------------------------------------------------- (*)Huyền thoại về Thác Hang Cọp. 6. NÉT RIÊNG ĐÀ LẠT Nét riêng Đà Lạt gì đây? Tiết trời se lạnh, mây bay ngang đèo Sương rơi bảng lảng trời chiều Nét riêng Đà Lạt: Hiu hiu nỗi buồn. 7. ĐÀ LẠT ƠI! Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơi! Đi trong em giữa một trời đầy hoa Trong em: Biếc ngọc, xanh ngà Trong em: Ngập giữa bao la sắc màu. 8. GỬI EM Đà Lạt đông về có lạnh không em? Anh gửi về em trong nỗi niềm giăng mắc: Ít tia nắng Sài-gòn, ít gió hanh miền Bắc Cùng ngọn lửa lòng đến tận đáy tim em! TRAO NHAU Trao nhau hơi thở nồng nàn Quờ tay bỗng chạm... mịn màng non tơ Hổn hà hổn hển trong mơ Ấp ôm hạo hực, u ơ ta mình Nâng nhau tới đỉnh nuông tình Dẫu cho xiêu quán đổ đình... vẫn nâng! BÀI CA MÙA THU Ai viết mùa xuân chim ca Ai viết mùa hè sen mở Ai viết mùa đông sương sa Ta viết mùa thu cúc nở Ngày sinh em Mây nhởn nhơ bay Gió về u ủ Lăn tăn sóng nước sông gầy Câu hát ầu ơ trôi vào giấc ngủ Biết nhau từ ngày xưa cũ: Ngác ngơ sóng nước Hồ Tây Đêm trừ tịch sắc đào hây hây Tiếng giao thừa lẳng lặng Một câu thơ rung, một làn sương trắng Nghe hồn mơ linh tưởng dập dìu Trong tiếng lòng hà hổn, phiêu diêu Hà Nội vào chiều Sông Hồng háo hức Nắng bồn chồn, rạo rực Heo may thổi tàn ngâu Ta cùng em về đâu? Môi gắn môi xao xuyến Mắt tình trao lúng liếng Trôi nhau vào lung liêng Dìu nhau lên đỉnh du miên Dịu ngọt vào nhau sâu thẳm Ơi, từ thuở Tây Hồ đuối đắm Để hôm nay rạo rực sóng Hồng... Thu về thấp thỏm bên sông Vẳng nghe linh tưởng động rung chiều vàng Kể từ buổi ấy xốn xang Đã nay réo rắt tiếng đàn ngân nga Thu hời, thu hỡi! Ời a... 28-8-2011 MÙA EM Em không phải là mùa của đầu năm Nhưng thời tiết chẳng gì lạnh-nóng Dẫu em không phải là mùa xuân Vẫn gió reo vui mát lành nồng ấm Em đến hạ lui vào cõi vắng Để rồi cái nóng cũng đi theo Nắng chạy trốn trong vòm mây trắng Gió vật vờ trêu ngọn cải liêu điêu Em mặc định cúc vàng phiêu diêu Gió heo may thiết thao mùa sáng Trời bảng lảng một màu nắng trắng Chim ngói về rợp cánh chiều em Mưa đông che màn trời giăng giăng Vẫn mùa em nồng nàn đằm thắm Đông dẫu đến mùa em vẫn ấm Vẫn cúc vàng óng ả long lanh... * Bởi rằng mùa vẫn cứ xanh Mùa em Mãi mãi cho anh ngọt ngào Mùa em Nghe gió xạc xào Cho hồn anh gửi dạt dào Mùa em! MÂY Em là mây bay Anh là cá nhảy Mây thành nước chảy Cá ùa dòng em Nước chảy êm êm Hòa vào lòng cá Nghe lời nuông nã Trong nhau bồi hồi Ngất ngây nghiêng ngả đất trời Cá vờn trong nước nói lời con tim. TA-MÌNH Xa thân nhưng chẳng xa lòng Xa nhau nhưng đã mặn nồng trong nhau Ta-Mình đến tận thẳm sâu Và đi tới tận khát khao của tình Ai đưa Ta đến với Mình Ai đưa Mình đến gieo tình trong Ta Không ai! Chỉ bởi Mình-Ta Từ duyên tơ chắp cho Ta, cho Mình ... RẠO RỰC Dáng ngọc phiêu du đằm trong mộng Nhưng hồn say đã quyện tơ lòng Đã ngây ngất trong tình thi xao động Một trời yêu ngút ngát mênh mông! Chiều nay nghe cơn mưa đưa đông Bàn tay háo tìm miền sâu thẳm... Nghe run rẩy lời em văng vẳng Rạo rực anh căng sức trâu đồng... Bàn tay ham – bàn tay run run Chạm tới tận miền yêu ngây ngất Để không gian nghiêng trời đổ đất Để thời gian mãi mãi hôm nay... ĐÊM MỘNG Dáng ngọc phiêu du đằm đêm mộng Nhưng hồn say đã quyện tơ lòng Đã ngây ngất trong tình thi xao động Một trời yêu ngút ngát mênh mông! Chiều nay nghe cơn mưa đưa đông Bàn tay háo tìm miền sâu thẳm Nghe run rẩy lời em văng vẳng Rạo rực anh căng sức trâu đồng... Bàn tay ham – bàn tay run run Chạm tới tận miền yêu ngây ngất Để không gian nghiêng trời đổ đất Để thời gian đằng đẵng mê say... Để hình rực cháy trong tay Để hồn thẫm chín trong cây thi tình Vào nhau Sâu thẳm, hỡi mình! Trao hồn nghiêng ngả Trao hình ngả nghiêng Dìu nhau vào cõi bung biêng! NGƯỜI XƯA Vắng bóng người xưa thấy nhớ nhiều Kiếm tìm không gặp bóng hình yêu Cay cay giấc ngủ ròng đêm trắng Chát chát cơm ăn sáng lẫn chiều Bởi nhớ càng thêm tim nhức nhói Vì thương ngọc thể dáng liêu xiêu Ôm buồn ngóng đợi nhiều năm tháng Đón gặp người xưa trong tiếng yêu! CHUỖI ĐỢI Đã mấy thu rồi nhớ dáng ai Thướt tha lả lướt buổi chiều phai Tóc mây vai xõa vờn khi tối Da ngọc thơm nồng buổi sáng mai Mắt biếc long lanh làn bích thủy Má hồng tươi đỏ chẳng tàn phai Xa nhau mang nhớ vùi trong mộng Tháng tháng năm năm chuỗi đợi dài. KHAO KHÁT HOA SƯA Kể từ ngày ấy vào Thu Trong anh mang mãi khúc ru gọi tình Khát khao! Anh khát khao mình! Hoa sưa đưa lối anh tìm dấu chân Trúc Hồ Cá có nổi tăm? Để cho điếu khách đăm đăm đợi chờ Thu nay trăng tỏ hay mờ? Lòng anh khao khát Đón chờ Hoa sưa. CHỐN VỀ Chốn về thao thức người đi mãi Ngọn gió quạnh hiu ngủ dưới thềm Tia nắng cuối ngày nghiêng lối nhỏ Dế còm ru khúc nhạc vào đêm Bóng lẻ trăng vơi cõi mộng huyền Nhớ thuở chốn về trong tay gối Nghe lòng vời vợi nỗi niềm riêng Cái thuở chốn về ai có quên? Để ai nhớ mãi mái trời nghiêng Hạt mưa thuở ấy nghe lòng lạnh Cho đến hôm nay vẫn nỗi niềm Mãi đến hôm nay vẫn nỗi niềm Để lòng ôm trọn mảnh tình riêng Có nghe xao xuyến lời ai đó Chốn về - chốn ấy mộng hồn thiêng. THƠ EM Gặp em đôi ba lần trong đời Chỉ đọc thơ em ngời ngời trên mạng: Hồ hởi bình mình khi trời sáng U uất hoàng hôn khi trời chiều Con gió mùa thu phiêu diêu Cái nắng lửa thiêu mùa hạ Thơ em mùa xuân hoa nở Gọi ấm nồng mùa đông Thơ em thao thiết lòng Thơ em hồn day dứt Khi giăng giăng lộng cánh chim hồng Lúc ẩn ức âm thầm chim vạc Thơ em lòng man mác Gửi hồn vào lòng anh Thơ em vàng-đỏ-trắng-xanh... Thơ em muôn sắc cho anh thẫn thờ! CHỐN VỀ Chốn về thao thức người đi mãi Chiếc gió quạnh hiu ngủ dưới thềm Tia nắng cuối ngày nghiêng lối ngõ Dế còm kêu khúc nhạc sầu đêm. XA MẶT SÁT LÒNG Mặt xa nhưng chẳng cách lòng Xa nhau mà đã mặn nồng trong nhau Bàn tay tìm đến thẳm sâu Luồn vào tới tận thẳm sâu của tình Ai đưa ta đến với mình Ai đưa mình đến gieo tình trong ta Không ai! Từ cõi thi ca Từ duyên tơ chắp cho ta với mình! XUÂN EM Giọt sương long lanh Treo trên cành nhớ Lộc ươm xanh xanh Ngậm vành môi nở Gió thả tơ mành Gọi tình bên cửa Ai gieo ấp ủ Vào hồn xuân ta?

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

PHƯƠNG PHÁPTHƠ THANG NGỌC PHO Mai Thanh

(Đọc các tập thơ “Sao Hôm Sao Mai”, “Sắc màu tình yêu”, “Sao ái tình” và “Gõ cửa Thiên Đình” của Thang Ngọc Pho) Đã nhiều lần viết về thơ Thang Ngọc Pho, tôi thường tập trung vào ý tưởng thơ là chủ yếu. Lần này, tôi trình bày đôi điều riêng biệt về phương pháp thơ anh. Nói đến phương pháp văn chương-nghệ thuật, trong đó có thi ca, có thể bàn về nhiều góc độ của vấn đề, chẳng hạn, về các phương pháp cổ điển, hiện thực, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, hậu hiện đại..., nói chung, thường là thiên về mặt lý thuyết nhiều hơn. Một cách phù hợp, không sa đà vào những vần đề lý thuyết, bài này xem xét về phương pháp các tập thơ đã xuất bản của nhà thơ Thang Ngọc Pho dưới góc độ thực tiễn sáng tác, qua mấy điểm dưới đây: 1. Hình tượng thơ giàu tính so sánh và tính biểu tượng Tính so sánh thể hiện rất rõ trong bốn tập thơ đã xuất bản của Thang Ngọc Pho. Trong bài thơ “Mắt em (I)”, mắt em được so sánh phi thực: Mắt em là biển sóng, là ngôi sao, là gió mạnh, là mặt trời, để tạo nên sự cảm ứng từ phía lòng anh là xôn xao bởi biển sóng, là lấp lánh bởi ngôi sao, là mây trôi bởi gió mạnh, là bốc lửa bởi mặt trời. Hình tượng so sánh phi thực lại một lần nữa thể hiện trong “Mắt em (II)”: Mắt em là mặt trời Tỏa ngàn tia nắng ấm Bủa vây tâm hồn tôi Cả một trời vương vấn ..... Mắt em là ngọn lửa Thiêu đốt trái tim tôi Lửa đã cháy lên rồi Không thể dập được nữa. Bài thơ “Em là em” là một cách so sánh đặc biệt – tự so sánh: Em không là ai cả, mà chính là em: “Em là em chứ là ai”! Em là em, nhưng lại ngầm coi mình là Giáng Tiên, để anh trở thành Từ Thức. Chợt nghĩ tới bài thơ “Tự hát” của Xuân Quỳnh: “Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/ Trái tim em anh đã từng biết đó/ Anh là người coi thường của cải/ Nên nếu cần anh bán nó đi ngay/Em cũng không mong nó giống mặt trời/ Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống Lại mình anh với đêm dài câm lặng/ Mà lòng anh xa cách với lòng em/Em trở về đúng nghĩa trái tim/ Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất/ Biết rút gần khoảng cách của yêu tin/Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức/ Biết yêu anh và biết được anh yêu”. Như vậy, phương pháp so sánh của nhà thơ Thang ngọc Pho cũng thật độc đáo và riêng biệt! Đồng dạng với phương pháp so sánh là phương pháp biểu tượng, mà Thang Ngọc Pho sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là với các loài chim muông, cây cỏ cùng sự hòa hợp, cảm thông với chúng, coi chúng như người vậy. Với chuyện con chim cu chết, nhà thơ đã khóc nó qua một bài thơ, coi con chim như đứa cháu yêu quý của mình: “Mong sao cháu được về trời/Mai ngày ông cháu cùng nơi vĩnh hằng”. “Thạch sùng (I)” và “Thạch sùng (II)” là hai bài thơ biểu tượng, coi chú Thạch sùng như là một người bạn thơ tâm đắc: “Viết xong được một bài thơ/Đọc đi đọc lại ngâm nga một mình/Bỗng nghe có tiếng người tình/Quay nhìn tứ phía một mình mình thôi/Thì ra trên bức tường vôi/Thạch sùng tặc lưỡi mấy hồi khen hay”. Cũng theo phương pháp ấy, mỗi loài hoa là biểu tượng của phẩm chất cao đẹp của con người: Hoa hồng – diễm lệ là nữ hoàng sắc đẹp; hoa sen - linh thiêng và cao quý; hoa cúc – duyên dáng và dịu dàng; hoa mai – cương trực và thanh cao; hoa quỳnh – thầm kín và tinh khiết, v.v... 2. Phương pháp tư duy triết luận và phản biện xã hội Phương pháp này dẫn nhà thơ đến với cảm nhận cuộc sống theo lý trí, từ đó tạo nên những bài thơ triết luận và phản biện xã hội rất đáng kể. Bài thơ “Hồ Than Thở” tưởng như để miêu tả cảnh hồ, nhưng lại là một bài thơ triết luận – một cách đề cập phạm trù “nguyên nhân và kết quả” trong triết học biện chứng: “Trời xanh không một gợn mây/Hẳn là trời có những ngày không xanh/Mặt hồ yên ả long lanh/Hình như đã có thác ghềnh ngày xưa/Chiều nay nắng tỏa đồi thưa/Thể nào cũng có chiều mưa trắng đồi”. Ngoài ý nghĩa về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, bài thơ “Lạc” còn cảm nhận về củ lạc tạo nên “những bổ béo thơm giòn khoái lạc”, bởi một bộ phận khiêm nhường của cây lạc chui xuống đất làm nên củ lạc - tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của người có công, nhưng lặng thầm, không đòi hỏi đãi ngộ hơn đời. Theo một cách khác để thể hiện phương pháp này, là phê phán xã hội. Nhà thơ bất bình với những hạn chế về nhiều mặt của xã hội, nhất là tình trạng kẻ dốt nát, nhưng bằng con đường riêng để tiến thân. “Con vẹt” là một trong những bài thơ thuộc cách đó: “Suốt tháng dạ dày - bao tử chặt/Quanh năm đầu óc -cái thùng không/Nói lời người khác làu làu thuộc/Đẹp mã hơn đời bởi cái lông”.Với bài thơ “Ký ức nhà tạm”, nhà thơ gửi gắm thái độ không vừa lòng với cái cũ và đòi đỏi sự đổi mới tất yếu của cuộc sống, cũng là sự thể hiện của phương pháp triết luận xã hội và phản biện. Thuộc mạch thơ theo phương pháp triết luận-phản biện xã hội là nội dung phản biện trong thơ Thang Ngọc Phong cũng rất đáng kể. Rõ nhất là các bài thơ “Diệt khẩu” - phản biện về nỗi oan của quan đại thần Đỗ Thích dưới triều Đinh; bài thơ “Thời gian” nói chủ nghĩa Mác như là một học thuyết duy tâm... Nhưng, chính sử vẫn ghi rõ Đỗ Thích là kẻ hãm hại hai cha con vua Đinh, nên bị trừng trị tội chết. Các nhà khoa học về chủ nghĩa Mác không nói như bài thơ “Thời gian”, mà nói rằng, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội hiện thực không đồng nghĩa với sự phá sản của chủ nghĩa Mác, có nghĩa là, chủ nghĩa Mác vẫn sống, vẫn là con đường đi tới của xã hội loài người. Song, chúng ta đang bàn ở đây là phương pháp phản biện trong thơ Thang Ngọc Pho, mà đã là phản biện, thì có thể đúng, có thể sai; có thể còn tranh cãi - đó là điều bình thường. Điều đáng trân trọng ở đây là tinh thần và phương pháp phản biện thi ca mà chúng ta đang khẳng định và khuyến khích. Một trong những đặc trưng của xã hội dân chủ là xã hội phản biện – phản biện để tiến lên. Thi ca là từ cuộc sống và cho cuộc sống, là tiếng hát của xã hội tiên tiến, nên thi ca tham gia phản biện xã hội là tất yếu và có thể. Góp thêm cho phần đang bàn, xin nêu thêm vài ba bài thơ phản biện xã hội của chính tác giả bài này như sau: Thăm Đền Lý Bát Đế, có bài thơ “Lý Chiêu Hoàng” với câu hỏi: “Chín đời vua Lý rõ ràng/Mà sao thiếu vắng Chiêu Hoàng nơi đây?”. Trong khi người ta khen Dương Lễ hết lòng vì bạn đã sai vợ là nàng Châu Long nuôi bạn thay mình, thì bài thơ “Châu Long - Dương Lễ” ra đời, tỏ thái độ không đồng tình qua hai câu thơ chê trách Dương Lễ: “Dẫu rằng trọn nghĩa với Bình/ Cũng đừng xử sự vô tình, hỡi Dương! Phản biện về phần “Tái hồi Kim Trọng” trong Truyện Kiều, bài thơ “Thưa với Cụ Nguyễn Du”, có hai câu như là một đề nghị với đại thi hào: “Xin thôi câu chuyện tái hồi/Để Kiều sống trọn cuộc đời không Kim!” 3. Phương pháp thơ phóng khoáng có phần hứng khẩu Phương pháp thơ phóng khoáng có phần hứng khẩu xuất phát từ tấm lòng chân thực, thẳng thắn và cởi mở cùng với cánh bay lãng mạn của nhà thơ được thể hiện không chỉ trong thơ triết luận – phản biện xã hội, mà cả trong thơ trữ tình, tạo nên những bài thơ mang giọng điệu ngoa dụ, kiểu như “Bây giờ ta gặp nhau đây/Hồn ta bỗng hóa đám mây giữa trời/Hồn em nhập với hồn tôi/Cùng nhau gõ cửa nhà trời lên tiên. “Mặc áo quan” cũng là một bài thơ thuộc phương pháp này: Mình là một phó thường dân Họ hàng lối xóm chẳng cần hỏi han Đến khi mình mặc áo quan Họ hàng lối xóm lậy van đầy nhà. Phương pháp phóng khoáng có phần hứng khẩu cũng thấy trong bài thơ “Lên trăng”: Dẫu rằng tiêu tốn đến nghìn trăm Vẫn cứ leo thang đến chị Hằng Lúc mệt chùng chân đi chậm chậm Khi sung co cẳng chạy băng băng Kiên tâm vững bước phương trời lệch Quyết chí xông pha hướng đất bằng Đứng ngắm ngân Hà trên vũ trụ Ta cùng chú Cuội dạo thung thăng! 4. Hình thức thể hiện độc đáo và khác biệt Trước hết, đó là cách sử dụng ngôn từ trong thơ Thang Ngọc Pho. Việc sử dụng ngôn từ theo cách của thi ca, thì cả bốn tập tập thơ đều thấy rõ rệt – không cần thiết nói lại điều đó. Ở đây, chỉ nêu một vài trường hợp gây ấn tượng đáng kể đối với bạn đọc. Chẳng hạn, khi miêu tả em gái gầy yếu, ốm đau: “Em gầy hơn một chiếc mắc áo” – thật không thể nào gầy hơn được nữa! “Bàn tay em lạnh ngắt tự cõi âm” – đó là bàn tay của người đã chạm vào cõi chết! Những thành ngữ-điển tích (thuộc lĩnh vực ngôn từ) được nhà thơ sử dụng khá phổ biển và chuẩn xác - chứng tỏ phông văn hóa mà nhà thơ sở hữu khá dầy dặn – trong những mảng thơ về các nhân vật lịch sử từ Mỵ Châu, Lý Công Uẩn, đến Chu Văn An, Tuệ Tĩnh; về các danh lam thắng cảnh từ Đền Hùng, Động Long Vân, đến Vọng Hải Đài, Hòn Phụ Tử... đã thể hiện rõ điều đó! Về vần điệu, thơ Thang Ngọc Pho đa dạng về vần điệu: Thơ lục bát; thơ khổ với dòng từ 2 đến 8 chữ - gồm cả thơ hai kư, thơ tự do và cả thơ Đường luật. Đáng chú ý là thơ lục bát biến thể, đặc biệt là lối kéo dài các câu thơ: Câu 6 được kéo dài thành câu 7 hoặc 8; câu 8 được kéo dài thành câu 12, 14, 16 hoặc dài hơn nữa. Bài thơ “Thơ châm ngôn” dưới đây thể hiện rõ điều đó: Trời sinh đôi mắt ngắm nhau Xin cứ để nguyên chúng ở phía trước, chớ lắp đặt ra phía sau làm gì Cái miệng hãy nói lời yêu đi Xin dừng ngậm đọi máu, cũng đừng nói thị phi nhiều lời Đôi tay sinh ở trên đời Hãy xòe rộng ra ôm nhau thật chặt, đừng cầm vũ khí giết người thiện lương Trái tim dành để yêu thương Đừng ghen ghét, hiềm tỵ, cũng chớ có đôi đường trọng khinh Cái đầu để sống phân minh Không lẫn lộn đen trắng, thiện ác, u minh trong đời Đôi chân hãy đi đến với mọi người Xin đừng chạy trốn, cũng chớ có đục nước kiếm mồi mà đá nhau Làm người yêu trước sống sau! Thơ thanh không (không dấu) cũng là cách gieo vần độc đáo trong thơ Thang Ngọc Pho: Nghe âm vang lan trong không gian Nghe mây tan lan trong mênh mông Nghe chim ca muôn nơi râm ran Hai ta dan tay di dung dăng Em ơi, ta không đi trong nhân gian Ta đưa nhau bay lên mây xanh Hai ta lang thang trên cung trăng... * * * Trong quan niệm về phương pháp sáng tác thơ ca, thường được hiểu đơn giản là một khâu hình thức thể hiện của thơ ca, nghĩa là: Sau khi đã có tứ, bài thơ được hình thành qua thể hiện của câu chữ và vần điệu. Tuy nhiên, nếu hiểu phương pháp như là yếu tố gắn bó chặt chẽ với nội dung, thậm chí như là yếu tố cấu thành của nội dung, thì phương pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, như đã được lý luận văn học xác định: “Phương pháp sáng tác là một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ được xác định bởi một một thế giới quan nhất định trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định dùng để chọn lọc, khái quát, bình giá cuộc sống bằng hình tượng...” (Phương Lựu, “Từ điển văn học”). Nội dung trình bày trên đây nhằm chứng minh điều đó qua thực tiễn sáng tạo thi ca của Thang Ngọc Pho. Chúc mừng nhà thơ Thang Ngọc Pho với thành tựu thi ca của anh, trong đó, phương pháp sáng tác như là yếu tố quan trọng mà nhà thơ sử dụng hiệu quả cho những thành công đã đạt được. Mong nhà thơ phát huy hơn nữa trong sáng tạo thi ca nói chung, trong sử dụng phương pháp trên con đường thi ca của mình, đặng góp phần hơn nữa vào thành tựu chung của thi ca hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã lắng nghe! Xin chân thành chúc sức khỏe và thành công! Hà Nội, tháng 4-2013 M.T